Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0

Cách mạng 4.0 đã mở ra một kỉ nguyên mới đầy tiềm năng cho lĩnh vực tiếp thị, đánh dấu sự chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang dạng số hóa và thuật ngữ digital marketing cũng từ đó mà xuất hiện. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, thị trường hiện đại cũng đang chứng kiến sự thay đổi cơ bản. Đối mặt với thách thức này, làm thế nào các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0 trong bài viết dưới đây để có cái nhìn khách quan hơn nhé.
 

Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0
 

Marketing 4.0 là gì? Từ marketing từ 1.0 đến 4.0

Trước khi khám phá sâu hơn về khái niệm marketing 4.0 là gì, chúng ta cần đi qua sơ lược về các "tiền nhiệm" của công cuộc đổi mới này. Bởi vì chỉ khi hiểu về các giai đoạn trước đó và nắm vững cách chúng tiếp thị thì bạn mới có đủ khả năng để nhận ra marketing thời đại 4.0 có vai trò quan trọng như thế nào.

1. Marketing 1.0

Trong marketing 1.0, trọng tâm chính là mặt hàng mà bạn đang kinh doanh, nơi mà cạnh tranh chủ yếu diễn ra dựa trên chất lượng và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhìn chung, giai đoạn này chú trọng đặc biệt vào sản phẩm, trong khi các yếu tố khác xoay quanh và phục vụ cho trung tâm này.

2. Marketing 2.0

Khác hoàn toàn với giai đoạn trước, marketing 2.0 đặt khách hàng ở vị trí trung tâm và tập trung vào việc cạnh tranh thông qua sự khác biệt trong định vị thương hiệu. Đây là giai đoạn nơi mà sự tiếp thị được nâng lên từ mức chiến thuật lên mức chiến lược, đại diện cho một bước tiến quan trọng của thời kì này.

3. Marketing 3.0

Marketing 3.0 đặt con người vào tâm điểm, tập trung vào việc định vị dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho xã hội. Sự chuyển đổi ngoạn mục này đã khiến cho vai trò của marketing trở nên quan trọng hơn trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Marketing 4.0 

Marketing 4.0 đại diện cho một hình thức tiếp thị đặc biệt, nơi mà tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng diễn ra qua cả các kênh online và offline. Trong thời đại kỹ thuật số, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh toàn bộ cách tiếp cận với người dùng từ việc phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng cho đến công việc chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng đúng với ngữ cảnh hiện đại.

Hơn nữa, marketing 4.0 kết nối chặt chẽ với Internet từ việc chọn lựa kênh quảng bá đến việc thúc đẩy hành động mua sắm, đồng thời đánh dấu bước chuyển từ chiến lược 4P sang 4C. Đây không chỉ là một bước tiến quan trọng mà còn mở ra một kỉ nguyên mới của marketing, nơi mối quan hệ với khách hàng trở nên gần gũi và đồng cảm hơn.
 

Marketing 4.0
 

Đặc điểm của người tiêu dùng thời đại 4.0

Trong marketing trong thời đại 4.0, khách hàng thường mong đợi được giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh chóng, thậm chí là ngay tức thì. Điều này cũng một phần phản ánh đặc điểm của nhóm người tiêu dùng giai đoạn 4.0, cụ thể:

- Nhu cầu tìm hiểu thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh gọn.

- Ưa chuộng việc tương tác với các mạng xã hội hay tham gia vào hội nhóm, diễn đàn, cộng đồng,....

- Yêu cầu nhận thức về quyền lợi và mong muốn cá nhân.

- Quan tâm đến danh tiếng, uy tín của thương hiệu và ý kiến của người tiêu dùng khác về hàng hóa.

- Thích sự linh hoạt và chọn lựa, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn nhưng cũng có thể nhanh chóng chuyển sang sử dụng sản phẩm của một thương hiệu khác (hiệu quả trung thành thấp).

Những cơ hội và thách thức của marketing trong thời đại 4.0 

Để có thể thiết lập những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, việc đánh giá cẩn thận cơ hội và thách thức đối với những người làm marketing trong thời kỳ này là hết sức quan trọng.

1. Cơ hội của marketing thời đại 4.0

Marketing digital 4.0 mang lại cơ hội tiếp thị lớn mạnh cho những người làm marketing, vượt trội hơn nhiều so với thế hệ trước. Các chuyên gia nghiên cứu và thực hiện marketing nhấn mạnh những cơ hội quan trọng như sau:

- Sử dụng mạng xã hội, email marketing, trang web, ứng dụng di động, trò chơi điện tử,... để xây dựng quan hệ tương tác mạnh mẽ giữa thương hiệu với khách hàng.

- Cung cấp các kỹ thuật mới như nội dung số, tiếp thị nội dung, tiếp thị viral hay quảng cáo trực tuyến để truyền tải thông điệp hiệu quả với chi phí thấp.

- Tận dụng công nghệ phân tích dữ liệu với big data để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu và tạo ra các chiến lược tiếp thị cá nhân hóa.

- Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng không những trong nước mà còn trên toàn cầu.

2. Thách thức đối với marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 mang đến không chỉ cơ hội mà còn đồng thời buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức đáng kể:

- Đòi hỏi sự hiểu biết và thích ứng với các tiến bộ công nghệ mới. 

- Yêu cầu khả năng xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu (big data). 

- Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân đặt ra những thách thức về bảo mật cũng như tuân thủ các quy định về quyền riêng tư.

- Mặc dù mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu nhưng marketing 4.0 cũng mang lại sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ.
 

Marketing digital 4.0
 

Những xu hướng nổi bật của marketing trong thời đại 4.0

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet như ngày nay, mối liên kết giữa người và người trên thế giới phẳng trở nên rộng lớn hơn bao giờ hết. Do đó, khách hàng đang sở hữu quyền lực và có nhiều sự lựa chọn. Việc doanh nghiệp cần làm là phải tinh tế để nhận diện nhu cầu của khách hàng và linh hoạt đáp ứng đúng mong muốn của họ. Dưới đây là những xu hướng nổi bật của marketing trong thời đại 4.0 hiện nay:

1. Dịch chuyển từ “determine market” sang “customer’s decision”

Trong chiến lược tiếp thị truyền thống, doanh nghiệp sẽ phân loại và chọn lựa thị trường mục tiêu dựa trên các đặc điểm đồng nhất về nhân khẩu học, tâm lý và hành vi. Quyết định phân loại là thương hiệu tự đưa ra mà không cần sự chấp thuận của khách hàng nên điều này có thể tạo cảm giác phiền phức khi người dùng nhận được những quảng cáo không mong muốn.

Tuy nhiên thì trong kỷ nguyên 4.0 - thời đại mà người tiêu dùng được đặt ở vị trí hàng đầu, sự di chuyển từ “determine market” sang “customer’s decision” đóng một vai trò quan trọng. Lúc này, khách hàng sẽ kết nối với nhau qua mạng lưới cộng đồng ngang hàng (mạng xã hội, diễn đàn, v.v.). Các cộng đồng này được hình thành tự nhiên dựa trên quy tắc mà chính họ đặt ra (như diễn đàn IT, diễn đàn SEO, diễn đàn công nghệ,...). Trong cộng đồng khách hàng, họ có quyền từ chối spam và quảng cáo không liên quan mà họ không mong muốn.

2. Dịch chuyển “brand difference” đến “brand personality”

Trước đây, khi ra mắt trên thị trường, các thương hiệu thường tập trung vào việc xây dựng nhận thức về mình qua tên, khẩu hiệu và logo với mục tiêu làm cho khách hàng ghi nhớ sâu sắc hơn để tránh nhầm lẫn với những đối thủ khác.

Tuy nhiên thì trong kỷ nguyên 4.0, người dùng dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau từ website, báo chí đến các mối quan hệ xã hội. Điều này mang lại cho họ quyền theo dõi và đánh giá định vị của doanh nghiệp, kiểm tra xem thông điệp truyền thông có phản ánh đúng với thực tế hay không. Điều này cũng có nghĩa là để phát triển mạnh mẽ, một thương hiệu cần được chấp nhận từ cộng đồng người tiêu dùng.

Do đó, thương hiệu của doanh nghiệp cần được hình thành thông qua sự hợp tác, chia sẻ, đồng hành và sáng tạo như một "thực thể sống" trong cộng đồng. Lúc này với sự dịch chuyển của thời đại 4.0, chiến lược marketing không chỉ dựa trên việc xây dựng định vị và yếu tố nhận diện bên ngoài (brand difference) mà thay vào đó cần phản ánh "nhân cách" như một con người có tính cách riêng (brand personality).

3. Dịch chuyển từ “process of customer service” sang “care partnership”

Trong quy trình truyền thống, khách hàng chưa mua sản phẩm thường được coi là mục tiêu nhưng sau khi mua, họ sẽ trở thành trọng tâm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quan điểm chăm sóc khách hàng cộng tác (care partnership) thì mọi khách hàng đều được coi trọng như nhau. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu theo nguyên tắc và quy trình tiêu chuẩn, doanh nghiệp cũng cần lắng nghe và phản hồi từ khách hàng, tuân thủ các điều khoản được đồng thuận.
 

Marketing trong thời đại 4.0
 

4. Ứng dụng big data để vẽ chân dung khách hàng

Thách thức lớn trong marketing digital 4.0 là có quá nhiều điểm chạm với khách hàng và việc không xác định được đối tượng mục tiêu chẳng khác nào bạn đang bị lạc giữa đại dương mênh mông. Lúc này, doanh nghiệp thường bị buộc phải triển khai chiến dịch marketing trên nhiều kênh như Facebook, Instagram, Pinterest, email,... mà không có chiến lược xác định, dẫn đến chi phí cao mà hiệu quả thấp. 

HIện nay, tiếp thị 4.0 khác biệt ở chỗ sử dụng nền tảng kỹ thuật số để hiểu rõ tài nguyên của khách hàng và định vị họ trong phễu marketing. Nắm bắt được thông tin này, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và duy trì sự nhận thức về thương hiệu. Ngược lại, thiếu dữ liệu khách hàng có thể dẫn đến việc tiếp cận đa dạng nhóm đối tượng mà không tối ưu hóa được nội dung.

Ngoài ra, xác định chân dung khách hàng cũng giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung phù hợp, đưa ra đúng thời điểm và đến đúng đối tượng. Điều này giúp tăng cơ hội thành công và duy trì sự tương tác tích cực từ phía khách hàng.

5. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong marketing 4.0

Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong marketing trong thời đại 4.0 cho phép người dùng trải nghiệm môi trường giả lập thông qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị qua kính thực tế ảo hoặc màn hình máy tính. Mục tiêu của việc này là tạo ra những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như là họ đang được tận hưởng không gian đó trực tiếp.

6. Xu hướng dịch chuyển từ marketing 4P đến 4C

Với quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm trong thời đại 4.0, thì các doanh nghiệp hiện nay đều có xu hướng dịch chuyển từ marketing 4P đến 4C, tương ứng:

- Customer solutions và product (sản phẩm cần giải quyết vấn đề cho khách hàng).

- Customer cost và price (giá sản phẩm phải phản ánh lợi ích cho người dùng).

- Convenience và place (phân phối cần đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng).

- Communication và promotion (quảng bá phải tương tác hai chiều, truyền thông giữa doanh nghiệp và khách hàng).

Đặc biệt trong thời đại 4.0, mô hình 4C tiếp tục được cải tiến với các yếu tố mới:

- Co-creation (Đồng sáng tạo): sự tham gia của khách hàng trong quá trình sáng tạo sản phẩm, dịch vụ.

- Currency (Tiền tệ): chiến lược định giá linh hoạt dựa trên cung - cầu thị trường.

- Community (Kích hoạt cộng đồng): sử dụng thông tin từ cộng đồng để phát triển sản phẩm.

- Conversation (Thảo luận): cuộc thảo luận giữa cộng đồng là kênh quảng bá tự nhiên cho doanh nghiệp.

7. Dịch chuyển từ mô hình AIDA sang 5A

Trước kia, mô hình hành trình khách hàng thường được doanh nghiệp sử dụng mô hình AIDA biểu thị theo hình phễu với các giai đoạn attention (chú ý), interest (quan tâm), desire (mong muốn) và action (hành động). Sau đó, AIDA đã phát triển thành mô hình 4A dù vẫn theo hình phễu nhưng đã được thay thế bằng các yếu tố: aware (nhận biết), attitude (thái độ), act (hành động), và act again (lặp lại hành động).

Tuy nhiên thì với giai đoạn 4.0, Philip Kotler đã đề xuất mô hình 5A mới với các giai đoạn là awareness (nhận biết), appeal (thu hút), ask (tìm hiểu), action (hành động), advocate (ủng hộ).
 

Marketing 4.0 là gì?
 

Như vậy qua bài biết này, Kiến Thức 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm marketing 4.0 là gì cũng như sự dịch chuyển của marketing kỹ thuật số 4.0 hiện nay. Đây là một xu hướng tất yếu của thời đại và doanh nghiệp của bạn cần phải đồng hành với sự thay đổi này nếu muốn tồn tại. Ngoài những xu hướng đã nêu, marketing trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 còn tập trung vào content marketing, viral marketing, chiến lược tiếp thị đa kênh,.... và bạn có thể theo dõi thông tin trên trang của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Nội dung liên quan

Kiến thức khác

Hàng order là gì? Bí quyết bán hàng order một vốn bốn lời

Hàng order là gì? Bí quyết bán hàng order một vốn bốn lời

Hàng order là gì? Khám phá các bí quyết bán hàng order hiệu quả, một vốn bốn lời để bạn áp dụng dễ dàng vào công việc kinh doanh của mình.
Bật mí 8 cách bán hàng online cho người mới bắt đầu

Bật mí 8 cách bán hàng online cho người mới bắt đầu

Khám phá 8 cách bán hàng online cho người mới sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý và chiến lược hiệu quả để bắt đầu kinh doanh online.  
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.  
Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Tìm được nguồn hàng sỉ chất lượng, dễ bán là một yếu tố quyết định, ảnh hưởng đáng kể đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.  
SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

Dù thường xuyên bị nhầm lẫn với mô hình Startup nhưng SME và Startup là hai thực thể hoàn toàn khác nhau với nhiều điểm riêng biệt.
Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.