Nguyên nhân và cách sửa lỗi trang web không bảo mật

Bạn đang sở hữu cho mình một trang web và xây dựng những nội dung vô cùng thú vị trên đó. Bạn muốn chia sẻ những thông tin này đến với mọi người nhưng khi nhấp vào thì lại bị lỗi bảo mật website. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến trang web mà còn khiến cho người truy cập thoát ra ngoài ngay lập tức. Vậy nguyên nhân và cách sửa lỗi trang web không bảo mật như thế nào? Hãy cùng Kiến thức 24h tìm hiểu nội dung dưới đây để được giải đáp một cách chi tiết.
 

Nguyên nhân và cách sửa lỗi trang web không bảo mật
 

Nguyên nhân trình duyệt web báo lỗi không bảo mật

Hiện nay, gần như tất cả website đều đã được chuyển sang giao thức HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Services) với chức năng nâng cao tính bảo mật cho website, nhờ đó mà mọi thông tin giữa máy chủ (trang web) với máy khách (người truy cập) được truyền đi một cách an toàn.

Tuy nhiên, vẫn có không ít website dù đã chuyển sang giao thức HTTPS nhưng vẫn bị thông báo là lỗi bảo mật không an toàn. Nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng này đó là:

- Chứng chỉ SSL bị thiếu, hết hạn hoặc không hợp lệ.

- Do các cuộc gọi đến tài nguyên không an toàn từ bên thứ ba như: hình ảnh, Javascript, CSS (đường dẫn của những file này không phải là giao thức HTTPS).

Khi trang web bị lỗi bảo mật, trên thanh trình duyệt sẽ ngay lập tức xuất hiện nhãn “không an toàn” ở bên trái tên miền thay vì ổ khóa. Tất nhiên khi nhìn thấy nhãn này, bất cứ ai khi truy cập vào web cũng sẽ đều thoát ra ngoài và tìm một website an toàn hơn.
 

Sửa lỗi trang web không bảo mật

Trang web bị lỗi bảo mật sẽ gây ra những tác hại gì?

1. Website dễ bị hack

Website bị lỗi bảo mật https cũng giống như ngôi nhà không có khóa, kẻ trộm là hacker sẽ dễ đột nhập và lấy cắp mọi thông tin, dữ liệu bất cứ lúc nào. Như vậy, mọi công sức mà bạn xây dựng cho website của mình đều bị đánh đổ, phá hoại trong phút chốc. Điều này cũng sẽ khiến cho công việc kinh doanh của bạn bị chững lại và phải xây dựng website lại từ đầu.

2. Khách hàng rời bỏ

Một khi website bị lỗi bảo mật thì tất cả mọi thông tin, dữ liệu trên web đều lọt vào tầm ngắm của hacker. Đây thật sự là vấn đề nguy hiểm, nhất là đối với những website yêu cầu khách hàng để lại thông tin cá nhân, tài khoản thẻ để thanh toán trực tuyến,.... Đương nhiên, khi nhìn thấy trang web bị lỗi bảo mật thì khách hàng sẽ không tin tưởng để lại bất kỳ một thông tin nào, đồng thời thoát ra khỏi website ngay và lập tức. Điều này vô hình chung khiến cho doanh nghiệp mất đi lượng khách hàng tiềm năng và rất khó để xây dựng lại lòng tin cũng như mang họ quay trở lại.

3. Tụt thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

Một trong những tiêu chí được Google đánh giá trong quá trình thực hiện xếp hạng trang web đó là yếu tố bảo mật. Lý do trên thực tế, Google là kênh tìm kiếm thông tin lớn nhất hiện nay nên nó sẽ đánh giá cao trang web nào mang lại giá trị cho người dùng và website bảo mật là một trong số đó.


Cách bảo mật wesbite
 

Cách sửa lỗi trang web không bảo mật

Có thể thấy, một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trang web bị lỗi bảo mật đó là do website của bạn chưa được cài đặt chứng chỉ SSL. Chính vì vậy, bạn cần tiến hành khắc phục lỗi website bằng cách thực hiện quy trình theo 5 bước dưới đây:

Bước 1: Cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL

Đầu tiên, bạn cần tiến hành cài đặt chứng chỉ SSL để trang web chuyển sang giao thức HTTPS. Bằng cách này, một số trao đổi sẽ diễn ra và website của bạn sẽ trở nên an toàn hơn cho khách truy cập vào.

Bước 2: Đảm bảo liên kết bên trong và bên ngoài đều sử dụng HTTPS

Nhằm giúp các liên kết bên ngoài và bên trong được hoạt động hiệu quả thì bạn cần phải đảm bảo tất cả các đường dẫn có trong website được chuyển thành giao thức HTTPS. Giao thức này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích bảo mật cho trang web của bạn. 

Bước 3: Xác minh website của bạn trong Google Search Console

Sau khi đã chắc chắn mọi liên kết có trong web được chuyển thành giao thức HTTPS thì bước tiếp theo bạn cần làm là vào Google Search Console và xác minh cả phiên bản HTTP lẫn HTTPS của trang web. Lúc này, domain của web cũng sẽ được cài đặt HTTPS để giúp khách truy cập được phục vụ trên những phiên bản có tính bảo mật cao hơn.

Bước 4: Đảm bảo các link HTTP được chuyển hướng

Khi đã đổi xong HTTPS trong domain thì bước tiếp theo bạn cần làm để khắc phục lỗi bảo mật HTTPS đó chính là chuyển hướng các URL HTTP. Bạn chỉ cần tạo chuyển hướng 301 ngay trên website của mình thì URL HTTP sẽ được tự động tham chiếu đến phiên bản HTTPS.

Bước 5: Cập nhật sơ đồ trang XML

Bước cuối cùng để bảo mật website hiệu quả đó là cập nhật sơ đồ trang XML với mục đích tham chiếu các phiên bản HTTPS của trang lên website của bạn. Sơ đồ này được hoạt động tương tự như một tấm bản đồ chỉ dẫn, nhờ đó mà khách truy cập và Google sẽ dễ dàng điều hướng đến trang web của bạn.
 

Lỗi bảo mật
 

Giải pháp hỗ trợ xử lý lỗi không bảo mật website miễn phí

Từ nội dung trên thì ta có thể hiểu được nguyên nhân và cách sửa lỗi trang web không bảo mật như thế nào. Có thể thấy, đây là lỗi xuất phát từ việc do tên miền chưa được cài đặt chứng chỉ SSL và chuyển sang giao thức HTTPS. Do đó, nếu website của bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy liên hệ với công ty Phương Nam Vina để được hỗ trợ trực tiếp.

Hiện nay, chúng tôi đang có chương trình ưu đãi dành cho những khách hàng sử dụng dịch vụ thiết kế web hoặc mua hosting. Bất kể khách hàng nào sử dụng một trong hai dịch vụ này cũng đều được tặng chứng chỉ bảo mật SSL và hỗ trợ cài đặt giao thức HTTPS hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn đang có nhu cầu quan tâm đến các dịch vụ này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 0912817117, 0915101017 hoặc liên hệ đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!
 

Xử lý lỗi không bảo mật website miễn phí
 

Như vậy, lỗi bảo mật website khi chưa thực hiện cài đặt chứng chỉ SSL là điều vô cùng nguy hiểm và sẽ là kẽ hở để hacker xâm nhập, đánh cắp thông tin để phục vụ cho mục đích xấu. Đó là lý do vì sao khi xuất hiện vấn đề này, bạn cần phải tìm cách khắc phục hậu quả này ngay lập tức để tránh hậu quả về sau. Hi vọng với những chia sẻ từ đội ngũ biên tập của Kiến thức 24h, các bạn sẽ biết cách sửa lỗi trang web không bảo mật hiệu quả để website hoạt động tốt nhất.

Kiến thức khác

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Khác với thương hiệu quốc tế, local brand thường có quy mô sản xuất nhỏ nhưng linh hoạt, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop không chỉ là một sự kiện học thuật hay đào tạo đơn thuần mà còn là nơi mọi người trao đổi, thực hành và kết nối với nhau.
Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Nghệ thuật bán hàng online không chỉ là giới thiệu sản phẩm mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và xây dựng lòng trung thành.
Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu/tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp trong một ngành hoặc thị trường cụ thể.
 Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bạn muốn kinh doanh nhưng chưa biết bán gì không đụng hàng? Hãy khám phá các ý tưởng kinh doanh độc đáo với tiềm năng cao.
C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Mô hình C2C là hình thức kinh doanh mà các cá nhân giao dịch trực tiếp thông qua nền tảng trung gian, thường là trên môi trường trực tuyến.