Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Mở local brand dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ? Thực tế, xây dựng một thương hiệu nội địa khó hơn tưởng tượng rất nhiều. Đằng sau một local brand thành công là cả một quá trình nghiên cứu thị trường, định hình thương hiệu, tìm kiếm nguồn vốn, quản lý sản xuất và triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rất nhiều thương hiệu non trẻ sẽ nhanh chóng bị đào thải trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Vậy local brand là gì và làm thế nào để xây dựng một thương hiệu thành công? Hãy cùng khám phá qua bài viết ngay sau đây!
 

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?
 

Local brand là gì?

Local brand là thương hiệu nội địa, các thương hiệu được xây dựng, phát triển và sản xuất trong một quốc gia cụ thể, chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Các local brand thường do cá nhân hoặc nhóm doanh nghiệp nhỏ sáng lập, tập trung vào chất lượng, thiết kế sáng tạo và phong cách riêng biệt để thu hút khách hàng.

Khác với các thương hiệu quốc tế, local brand thường có quy mô sản xuất nhỏ hơn nhưng lại linh hoạt trong việc cập nhật xu hướng. Nhờ tận dụng mạng xã hội và tiếp thị số, nhiều local brand tại Việt Nam đã tạo dựng được dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường và thậm chí vươn ra quốc tế.
 

Local brand là gì?
 

Một số đặc điểm của local brand

Không chỉ đơn thuần là thương hiệu nội địa chúng còn mang đến giá trị riêng biệt, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật giúp local brand tạo dựng vị thế trên thị trường.

- Sản xuất trong nước: Hầu hết các quy trình từ thiết kế, sản xuất và phân phối đều diễn ra tại địa phương. Điều này giúp thương hiệu kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn đồng thời hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp sản xuất trong nước. Ngoài ra việc sản xuất nội địa cũng giúp tối ưu chi phí vận chuyển và đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng.

- Phong cách độc đáo: Không giống các thương hiệu quốc tế hướng đến thị trường rộng lớn local brand tập trung khai thác những phong cách mới lạ hoặc mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Nhờ đó sản phẩm của họ thường có nét cá tính riêng không bị trùng lặp với các dòng sản phẩm đại trà trên thị trường. Một số thương hiệu còn kết hợp yếu tố thủ công để tạo sự khác biệt.

- Chiến lược marketing sáng tạo: Local brand tận dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok để tiếp cận khách hàng. Họ thường hợp tác với influencer KOLs hoặc xây dựng cộng đồng riêng để quảng bá sản phẩm. Thay vì quảng cáo rầm rộ local brand tập trung vào việc kể câu chuyện thương hiệu xây dựng hình ảnh gần gũi và thu hút khách hàng bằng nội dung sáng tạo.

- Giá cả hợp lý: Một trong những lợi thế lớn của local brand là mức giá phải chăng do không phải chịu các khoản phí nhập khẩu thuế quan hay chi phí phân phối quốc tế. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm chất lượng với mức giá phù hợp hơn so với các thương hiệu nước ngoài.

- Quy mô nhỏ nhưng linh hoạt: Do không bị ràng buộc bởi hệ thống sản xuất quy mô lớn local brand có khả năng thay đổi mẫu mã nhanh chóng để bắt kịp xu hướng. Nếu một phong cách nào đó trở nên lỗi thời họ có thể điều chỉnh hoặc ra mắt bộ sưu tập mới trong thời gian ngắn. Điều này giúp local brand luôn giữ được sự mới mẻ và thu hút khách hàng.
 

Các local brand
 

Xu hướng phát triển của local brand Việt Nam những năm gần đây

Thị trường local brand tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn sàng lọc khi một số thương hiệu lớn dần rời khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với sự suy giảm mà ngược lại đã mở ra cơ hội cho nhiều thương hiệu mới phát triển.

1. Sự chuyển dịch trong thị trường local brand thời trang

Thời kỳ bùng nổ của local brand thời trang tại Việt Nam giai đoạn 2018–2022 đã đưa hàng loạt thương hiệu như Hades, DirtyCoins, ClownZ vào vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên thị trường cũng bắt đầu bước vào giai đoạn thanh lọc khi một số thương hiệu gặp khó khăn về tài chính, mô hình kinh doanh hoặc không theo kịp xu hướng tiêu dùng mới.

Dù vậy nhiều thương hiệu vẫn duy trì phong độ và tìm hướng đi mới, tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư vào công nghệ sản xuất và mở rộng kênh bán hàng để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Routine, Bad Habits, DEGREY là những ví dụ điển hình khi họ vẫn giữ được độ phủ sóng rộng rãi nhờ vào chiến lược tiếp thị thông minh và sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. 

2. Sự xuất hiện của các ngành nghề mới trong local brand Việt Nam

Trước đây khi nhắc đến local brand người ta thường nghĩ ngay đến thời trang streetwear. Tuy nhiên hiện nay xu hướng này đang mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như:

- Giày dép: Shondo, RieNevan – tập trung vào giày dép thiết kế riêng mang phong cách trẻ trung, hiện đại.Theo Statista, thị trường giày nội địa tại Việt Nam dự kiến đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2025.

- Đồ gia dụng: Các thương hiệu nội thất, đồ decor mang phong cách tối giản, hiện đại bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

- Phụ kiện thời trang: Túi xách, balo, mũ nón, trang sức từ các thương hiệu nội địa ngày càng được đầu tư cả về thiết kế lẫn chất lượng.

Mở rộng sang nhiều ngành hàng khác giúp các local brand không còn giới hạn trong lĩnh vực thời trang mà đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường tiêu dùng nội địa.

3. Local brand Việt Nam trên bản đồ quốc tế

Không chỉ phát triển trong nước, các local brand Việt Nam đã ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế.

- BlackPink và Local Brand Việt: Jennie (BlackPink) từng diện trang phục của Fanci Club – một local brand Việt chuyên về thời trang Y2K. Sự xuất hiện này giúp Fanci Club thu hút sự chú ý lớn từ thị trường quốc tế và tăng doanh thu hơn 50% trong vòng 3 tháng sau đó.

- Xuất khẩu sang thị trường quốc tế: Một số thương hiệu như Coolmate, GiGi Studios, HNOSS đã thành công khi mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á và châu Âu nhờ vào thương mại điện tử. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giá trị xuất khẩu của ngành thời trang Việt Nam đạt hơn 44 tỷ USD vào năm 2023, trong đó local brand chiếm khoảng 10%.
 

Mở local brand
 

Mở local brand cần chuẩn bị gì? Hướng dẫn kinh doanh local brand thành công

Để mở local brand thành công, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, từ ý tưởng đến chiến lược kinh doanh.

1. Xác định ngành và độ phủ của thị trường

Để bắt đầu hành trình xây dựng local brand, bước đầu tiên và vô cùng quan trọng là xác định rõ ràng ngành hàng bạn muốn kinh doanh. Điều này đòi hỏi bạn phải tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Bạn có thể bằng một số các câu hỏi sau: 

- Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

- Họ có những đặc điểm, sở thích và nhu cầu như thế nào? 

- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của bạn có đủ lớn không?

- Liệu có những khoảng trống nào mà bạn có thể khai thác để tạo sự khác biệt trong sản phẩm (USP) ?

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về thị trường, bạn cần xác định độ phủ mong muốn cho thương hiệu của mình.

- Bạn muốn tập trung vào một thị trường ngách cụ thể để xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành hay hướng đến một thị trường đại chúng rộng lớn hơn? 

- Phạm vi hoạt động ban đầu của bạn sẽ là ở địa phương, mở rộng ra các tỉnh thành khác hay nhắm đến thị trường online trên toàn quốc?

2. Tìm kiếm nguồn vốn và quản lý ngân sách

Bạn cần xác định tổng nhu cầu vốn cho cả giai đoạn khởi đầu và chi phí vận hành ít nhất 6 tháng, bao gồm:

- Chi phí khởi đầu: Bao gồm các khoản như đăng ký kinh doanh, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thuê mặt bằng (nếu có), mua sắm trang thiết bị, nhập nguyên liệu hoặc chi phí sản xuất lô hàng đầu tiên cũng như các chi phí marketing ban đầu.

- Chi phí vận hành: Tiền lương nhân viên, phí duy trì mặt bằng, chi phí sản xuất, vận chuyển, tiếp thị định kỳ, dịch vụ khách hàng, dự phòng rủi ro.

Tùy vào quy mô dự án, bạn có thể huy động vốn từ:

- Vốn tự có: Giải pháp an toàn nhất nhưng có thể hạn chế quy mô phát triển.

- Vay ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp: Cung cấp khoản vay lớn hơn nhưng đi kèm lãi suất và điều kiện trả nợ.

- Gọi vốn từ nhà đầu tư: Phù hợp với mô hình có tiềm năng phát triển - lớn, tuy nhiên phải chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp.

- Huy động vốn cộng đồng (crowdfunding): Thích hợp cho các sản phẩm sáng tạo, công nghệ hoặc có giá trị cộng đồng cao.

3. Lựa chọn xưởng sản xuất và nguyên liệu

Lựa chọn xưởng sản xuất và nguyên liệu đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như sự thành công của local brand. Đây là giai đoạn cần sự nghiên cứu R&D kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng. Một quyết định sai lầm có thể dẫn đến việc sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu.

Một xưởng sản xuất phù hợp cần đáp ứng các tiêu chí sau:

- Năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất là yếu tố cốt lõi quyết định xưởng có thể đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm hay không. Đánh giá khả năng sản xuất số lượng lớn, đảm bảo tiến độ giao hàng và có quy trình kiểm soát chất lượng rõ ràng.

- Chi phí sản xuất hợp lý: Một trong những yếu tố quan trọng khi làm local brand là cân đối giữa giá thành và chất lượng. Chi phí sản xuất hợp lý giúp tối ưu lợi nhuận mà vẫn đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

- Độ linh hoạt: Đối với các local brand mới, việc sản xuất theo số lượng nhỏ để thử nghiệm thị trường là rất quan trọng. Vì vậy, cần ưu tiên các xưởng có khả năng linh hoạt về số lượng sản xuất và điều chỉnh mẫu mã theo yêu cầu. Các tiêu chí cần xem xét bao gồm MOQ (Minimum Order Quantity - số lượng đặt hàng tối thiểu), khả năng thay đổi thiết kế và cả thời gian sản xuất.

- Uy tín và kinh nghiệm: Tìm kiếm xưởng có kinh nghiệm làm việc với các local brand, có đánh giá tốt từ các đối tác trước đó. Các xưởng này giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong toàn bộ quá trình sản xuất.
 

Local brand
 

4. Bài toán kho hàng 

Quản lý kho hàng hiệu quả là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ và tối ưu hóa chi phí. Bước đầu tiên là dự báo nhu cầu thị trường để ước tính số lượng sản phẩm cần thiết. Tiếp theo, bạn cần lựa chọn mô hình kho phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của mình. 

- Bạn có thể tự quản lý kho nếu quy mô ban đầu nhỏ nhưng cần có không gian và nhân lực quản lý. Thuê kho là một giải pháp linh hoạt hơn khi quy mô phát triển nhưng sẽ phát sinh chi phí thuê. 

- Một lựa chọn khác là mô hình dropshipping, trong đó bạn không cần lưu kho mà sản phẩm sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng. Mô hình này giúp giảm thiểu rủi ro về hàng tồn kho nhưng có thể khó kiểm soát chất lượng và thời gian giao hàng. 

Dù lựa chọn mô hình nào, quản lý kho hiệu quả là rất quan trọng. Nếu cần thiết, bạn có thể áp dụng các phần mềm quản lý kho để tự động hóa quy trình và giảm thiểu sai sót. 

5. Xây dựng thương hiệu và chiến lược tiếp thị 

Kênh tiếp thị quan trọng nhất đối với các local brand hiện nay là mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok vì đây là nơi dễ dàng kết nối với khách hàng và xây dựng cộng đồng trung thành. Ngoài ra, website và SEO cũng là công cụ quan trọng giúp tăng độ nhận diện thương hiệu trên môi trường online.

Chiến lược nội dung cần được đầu tư bài bản, bao gồm hình ảnh chuyên nghiệp, video hấp dẫn và bài viết mang lại giá trị cho khách hàng. Bạn có thể kết hợp các chiến dịch quảng cáo trả phí, hợp tác với KOLs hoặc triển khai chương trình ưu đãi, giảm giá để kích thích mua hàng. Nếu có điều kiện, việc tổ chức các sự kiện offline hoặc pop-up store cũng là cách tốt để thu hút sự chú ý và tạo trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng.
 

Local brand Việt Nam
 

Một số local brand Việt Nam nổi tiếng 

Thị trường local brand tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu sáng tạo, độc đáo và có chất lượng cao. Dưới đây là một số local brand nổi bật tại Việt Nam bạn có thể tham khảo.

1. Coolmate

Coolmate là một trong những local brand tiên phong trong lĩnh vực thời trang nam với mô hình bán hàng trực tuyến B2C. Thương hiệu này tập trung vào các sản phẩm tối giản, tiện dụng và chất lượng cao với mức giá hợp lý. Ngoài ra, Coolmate còn gây ấn tượng với mô hình sản xuất bền vững và các chiến dịch bảo vệ môi trường, giúp thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm đến thời trang xanh.

Điểm đặc trưng của Coolmate:

- Sản phẩm đa dạng, thiết kế tối giản: Coolmate chủ yếu cung cấp các sản phẩm cơ bản dành cho nam như áo thun, quần short, quần lót, tất, đồ thể thao,... với phong cách tối giản, dễ phối đồ.

- Chất lượng đảm bảo: Các sản phẩm của Coolmate được sản xuất từ chất liệu cao cấp như cotton Compact, vải tái chế từ nhựa PET, vải sợi cà phê,... mang đến sự thoải mái, bền bỉ và thân thiện với môi trường.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Thương hiệu này áp dụng chính sách đổi trả linh hoạt trong 60 ngày và giao hàng nhanh chóng, giúp gia tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

 

Các local brand Việt Nam
 

2. Chaufifth

Chaufifth là một local brand nổi bật trong làng thời trang streetwear Việt Nam, được nhiều tín đồ thời trang trẻ yêu thích. Thương hiệu này nổi tiếng với phong cách thiết kế tối giản nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng, kết hợp giữa sự tinh tế và hiện đại.

Điểm đặc trưng của Chaufifth là sự chú trọng vào chất lượng sản phẩm và chi tiết trong từng đường may, chất liệu. Các bộ sưu tập của hãng thường có gam màu trung tính, dễ phối đồ, phù hợp với phong cách casual và streetwear. Bên cạnh đó, Chaufifth cũng rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua mạng xã hội, cộng đồng streetwear và các chiến dịch quảng bá sáng tạo.

Với sự phát triển không ngừng, Chaufifth đang dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường local brand Việt Nam, trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích thời trang đường phố tinh tế và khác biệt.
 

Các local brand Việt

 

Qua bài viết của Kiến Thức 24h, mở local brand không chỉ đòi hỏi đam mê mà còn sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nghiên cứu thị trường, quản lý tài chính cho đến câu chuyện xây dựng thương hiệu và chiến lược tiếp thị. Thành công của một thương hiệu nội địa phụ thuộc vào khả năng thấu hiểu khách hàng, tối ưu vận hành và tạo ra giá trị khác biệt trên thị trường. Nếu có chiến lược đúng đắn và kiên trì với mục tiêu, bạn hoàn toàn có thể tạo dựng một thương hiệu thời trang nội địa thành công, cạnh tranh với các thương hiệu lớn và khẳng định vị thế trên thị trường.

Nội dung liên quan

Kiến thức khác

Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop không chỉ là một sự kiện học thuật hay đào tạo đơn thuần mà còn là nơi mọi người trao đổi, thực hành và kết nối với nhau.
Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Nghệ thuật bán hàng online không chỉ là giới thiệu sản phẩm mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và xây dựng lòng trung thành.
Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu/tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp trong một ngành hoặc thị trường cụ thể.
 Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bạn muốn kinh doanh nhưng chưa biết bán gì không đụng hàng? Hãy khám phá các ý tưởng kinh doanh độc đáo với tiềm năng cao.
C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Mô hình C2C là hình thức kinh doanh mà các cá nhân giao dịch trực tiếp thông qua nền tảng trung gian, thường là trên môi trường trực tuyến.
Định vị sản phẩm là gì? Một số chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Một số chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm không chỉ áp dụng trong marketing mà còn là nền tảng cho chiến lược kinh doanh giúp tạo lợi thế cạnh tranh.