B2C là gì? Điểm mặt các mô hình kinh doanh B2C phổ biến

B2C (Business-to-Consumer) là mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, trong đó doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mô hình này, ưu nhược điểm của nó và các dạng B2C phổ biến hiện nay. 
 

Mô hình b2c
 

Mô hình B2C là gì?

B2C (Business-to-Consumer) nghĩa là mô hình kinh doanh trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Trong mô hình B2C này, doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua trung gian. Đặc trưng của mô hình B2C là tính đơn giản, nhanh chóng và phổ biến nên được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực bán lẻ. Sự linh hoạt và tiện lợi của B2C đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành bán lẻ hiện đại.

Mô hình B2C đã trải qua một quá trình phát triển đáng kể. Ban đầu, mô hình này đơn giản chỉ là các giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng tại các cửa hàng vật lý. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ dot-com vào cuối thập niên 90 đã mang đến một bước ngoặt quan trọng. Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới khiến B2C trở thành một hình thức thương mại điện tử phổ biến và phát triển mạnh mẽ.

Ngày nay, khi nhắc đến mô hình B2C, người ta thường nghĩ ngay đến các nền tảng bán lẻ trực tuyến. Những gã khổng lồ như Amazon, Alibaba đều là những ví dụ điển hình cho mô hình này. Họ tận dụng sức mạnh của Internet để kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ, mô hình này cũng đặt ra những thách thức mới về bảo mật thông tin, logistics và dịch vụ khách hàng mà các doanh nghiệp cần phải giải quyết để duy trì sự cạnh tranh trong thị trường ngày càng sôi động.
 

Mô hình kinh doanh B2C TMĐT
 

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của mô hình B2C

Như đã đề cập trước đó, mô hình B2C đã xuất hiện từ lâu, nhưng cho đến nay, nó vẫn được nhiều công ty và doanh nghiệp áp dụng nhờ những ưu điểm vượt trội.

1. Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2C

Phạm vi khách hàng rộng lớn

Mô hình B2C cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng, bao gồm cả khách hàng mới và khách hàng trung thành thông qua các kênh mạng xã hội, website, quảng cáo trực tuyến và nhiều phương thức khác. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ tăng doanh số bán hàng mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bền vững. 

Trên toàn cầu, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh là 63% nhưng tại Việt Nam, con số này đã vượt qua 84%. Đây là kết quả của nỗ lực từ ngành thông tin và truyền thông nhằm đạt mục tiêu 100% người dùng có điện thoại thông minh vào cuối năm 2024. Đây là cơ hội vàng để các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược Marketing hay áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big Data) vào mô hình chiến lược B2C trên các nền tảng di động để tiếp cận một lượng lớn khách hàng khách hàng tiềm năng.

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Thông qua mô hình B2C, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng bằng cách gửi email, SMS hoặc thông báo đẩy trên các kênh bán hàng online và truyền thông mạng xã hội.Việc thử nghiệm các phương thức này giúp xác định cách tiếp cận hiệu quả nhất, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng

Hơn nữa, các chương trình khách hàng thân thiết và khuyến mãi cá nhân hóa cũng là một phần quan trọng trong chiến lược B2C. Ngoài ra, sử dụng các chatbot và hệ thống hỗ trợ khách hàng tự động cũng giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng. 

Chu kỳ bán hàng ngắn

Mô hình kinh doanh B2C phá vỡ rào cản về thời gian và không gian trong mua sắm. Khách hàng có thể mua hàng bất cứ lúc nào, ở đâu. Ví dụ điển hình là dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 giờ của Hasaki minh chứng cho sự tiện lợi và nhanh chóng của mô hình này.

Chu kỳ bán hàng ngắn của mô hình B2C giúp tăng tốc độ quay vòng vốn và thu lợi nhuận nhanh chóng cho phép kinh doanh hiệu quả mà không cần vốn lớn. Quan trọng nhất với doanh nghiệp lúc này là lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Tối ưu hóa dữ liệu khách hàng

Tối ưu hóa dữ liệu khách hàng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp mô hình B2C. Quá trình này bao gồm việc thu thập, phân tích và ứng dụng thông tin về người tiêu dùng một cách có hệ thống. Thông qua việc tối ưu hóa dữ liệu, doanh nghiệp có thể xây dựng bức tranh toàn diện về đối tượng khách hàng mục tiêu, bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, hành vi mua sắm và sở thích cá nhân.

Việc nắm bắt chính xác thông tin khách hàng cho phép doanh nghiệp trả lời các câu hỏi cốt lõi như: Khách hàng của họ là ai? Họ đang tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ gì? Quá trình ra quyết định mua hàng của họ diễn ra như thế nào? Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết kế các chiến dịch marketing có tính cá nhân hóa cao, cải thiện trải nghiệm khách hàng, và tối ưu hóa quy trình bán hàng. Kết quả là nâng cao hiệu quả tiếp thị, tăng tỷ lệ chuyển đổi và củng cố lòng trung thành của khách hàng.

2. Nhược điểm của mô hình B2C

Mô hình B2C mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng cũng đi kèm với những thách thức nhất định. 

- Chi phí cao: Vốn đầu tư khá lớn vì các khoản chi phí cho nền tảng thương mại điện tử và hệ thống quản lý, chi phí marketing để thu hút khách hàng tiềm năng, chi phí vận hành liên tục cho nhân sự, bảo trì hệ thống và xử lý đơn hàng.

- Vận chuyển và thanh toán: Các doanh nghiệp B2C phải đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển,đặc biệt áp dụng biện pháp bảo mật thanh toán để quản lý tốt các rủi ro giao dịch, 

- Cạnh tranh gay gắt: Số lượng đối thủ trong lĩnh vực B2C ngày càng tăng, doanh nghiệp kinh doanh mô hình B2C cần có chiến lược cạnh tranh hiệu quả về giá cả, sản phẩm và dịch vụ và liên tục đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình B2C trực tiếp

Điểm danh các mô hình kinh doanh B2C thường gặp

Mô hình kinh doanh B2C đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và nền kinh tế thị trường hiện đại. Với những ưu điểm vượt trội, B2C đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái thương mại toàn cầu.

1. Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp (Business to Customer)

Mô hình B2C truyền thống với hình thức bán hàng trực tiếp, đã và đang giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam. Bắt nguồn từ các hoạt động trao đổi hàng hóa cơ bản, mô hình này đã phát triển và duy trì sự hiện diện trong suốt quá trình lịch sử thương mại của đất nước.

Đặc trưng của mô hình này là sự đa dạng về quy mô và hình thức kinh doanh. Từ các doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp, đến các cửa hàng tạp hóa địa phương, tất cả đều áp dụng phương thức giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. 

 

2. Mô hình B2C trung gian qua các kênh trực tuyến

Mô hình B2C trung gian trực tuyến đã trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Sự gia tăng đột biến về nhu cầu mua sắm trực tuyến đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nền tảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

Xu hướng này đã tạo ra một sự chuyển dịch đáng kể trong cán cân ưu thế từ mô hình B2C truyền thống sang mô hình trung gian trực tuyến. Các "gã khổng lồ" trong lĩnh vực này như Amazon, Taobao trên phạm vi toàn cầu, hay Shopee, Lazada và Tiki tại thị trường Đông Nam Á, đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận. Theo báo cáo của eMarketer, doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu đã tăng 27.6% trong năm 2020, đạt 4.28 nghìn tỷ USD.
 

Mô hình B2C qua trung gian
 

3. Mô hình kinh doanh B2C trong thương mại điện tử dựa vào quảng cáo

Mô hình B2C dựa trên quảng cáo trực tuyến là một chiến lược kinh doanh tiên tiến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các công ty áp dụng mô hình này tận dụng sức mạnh của tiếp thị nội dung đa phương tiện - bao gồm văn bản, hình ảnh và video - để thu hút và duy trì lưu lượng truy cập của người dùng.
Thông qua việc tương tác với nội dung, hành vi người dùng được phân tích, các nền tảng tạo ra hoặc thu thập nội dung chất lượng cao để thu hút người dùng. Mô hình này không chỉ mang lại lợi ích cho các nền tảng và nhà quảng cáo mà còn cho người dùng thông qua việc cung cấp nội dung miễn phí và quảng cáo có liên quan.

 

B2C
 

4. Mô hình B2C dựa trên cộng đồng

Doanh nghiệp áp dụng mô hình B2C dựa trên cộng đồng tập trung vào việc xây dựng và nuôi dưỡng các cộng đồng trực tuyến xoay quanh một chủ đề, sở thích hoặc lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như tạo ra các nhóm, trang hoặc diễn đàn trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, LinkedIn hoặc các diễn đàn chuyên biệt.
Mô hình này đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể để duy trì và phát triển cộng đồng. Doanh nghiệp cần cân bằng giữa việc cung cấp giá trị cho cộng đồng và mục tiêu kinh doanh để đảm bảo sự thành công lâu dài.

 

Mô hình B2C cộng đồng

5. Mô hình B2C dựa trên tính phí

Mô hình B2C dựa trên tính phí là một chiến lược kinh doanh trong đó doanh nghiệp cung cấp nội dung hoặc dịch vụ cao cấp cho người dùng thông qua hệ thống đăng ký trả phí. Mô hình này đã trở nên phổ biến hơn trong thời đại số, đặc biệt trong lĩnh vực giải trí và truyền thông.

Doanh nghiệp theo mô hình B2C tính phí này sẽ cung cấp nội dung chất lượng cao, độc quyền không có sẵn trên các nền tảng miễn phí cùng với việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng chương trình như trải nghiệm nội dung mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo hay cung cấp nhiều lựa chọn đăng ký với các mức giá và quyền lợi khác nhau.

Mô hình thương mại điện tử b2c

 

Phân biệt mô hình kinh doanh B2C và B2B

B2C và B2B là hai mô hình kinh doanh với những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt. Doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình phù hợp với sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng và nguồn lực của mình. Hiểu rõ những khác biệt giữa hai mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và đạt được thành công.
 

Tiêu chí

Mô hình B2C

Mô hình B2B

Đối tượng khách hàng

Cá nhân

Doanh nghiệp

Khối lượng giao dịch

Nhỏ lẻ

Lớn

Quy trình ra quyết định

Đơn giản, 1-2 người

Phức tạp, nhiều bên

Quy trình giao dịch

Đơn giản, trực tiếp

Phức tạp, nhiều bước

Giá trị giao dịch

Nhỏ

Lớn

Chiến lược tiếp cận khách hàng

Marketing đại chúng

Chú trọng sản phẩm

Xây dựng uy tín thương hiệu

Quảng cáo, khuyến mãi

Sự uy tín của mối quan hệ

Chu kỳ bán hàng

Ngắn

Dài

Loại sản phẩm/dịch vụ

Tiêu dùng cuối cùng

Nguyên liệu, thiết bị, dịch vụ

Mục tiêu marketing

Nâng cao nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng

Tạo dựng uy tín, thúc đẩy quan hệ hợp tác

Kênh marketing

Quảng cáo trực tuyến, truyền miệng, mạng xã hội

Hội chợ thương mại, email marketing, telesales

Phương thức thanh toán

Thanh toán trực tuyến, thẻ tín dụng/ghi nợ

Chuyển khoản ngân hàng, séc

Mức độ cạnh tranh

Cao

Cao

Rào cản gia nhập

Thấp

Cao

Ví dụ doanh nghiệp

Shopee, Lazada, Tiki, Điện Máy Xanh

FPT Shop, Hòa Phát, Vinamilk, Masan


Mô hình B2C B2C
 

Đối với mọi doanh nghiệp, việc lựa chọn đúng mô hình kinh doanh là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Hi vọng rằng những chia sẻ từ Kiến Thức 24h đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình B2C và có được định hướng hoạt động hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh doanh này trên thị trường hiện nay.

Nội dung liên quan

Kiến thức khác

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Tìm hiểu cách sử dụng các loại coupon hiện nay để tối ưu chiến lược marketing và nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.  
Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Làm đồ handmade để kinh doanh từ ý tưởng đơn giản đến sản phẩm độc đáo giúp bạn xây dựng thương hiệu và tạo nguồn thu ổn định.
Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Khám phá cách xây dựng chiến lược kinh doanh số và tận dụng lợi thế từ môi trường 4.0 để mở rộng doanh nghiệp và nâng cao doanh thu.
Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Bỏ qua những nỗi đau của khách hàng có thể khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội tăng trưởng và phải đối mặt với tình trạng bị "quay lưng".
Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng xuất sắc có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho doanh nghiệp, từ việc tăng doanh thu cho đến xây dựng lòng trung thành.  
Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh ở Sài Gòn giúp bạn vừa tiếp cận lượng khách hàng đông đảo, vừa dễ mở rộng quy mô nhờ thị trường kinh tế sôi động?