SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

Gần đây, các doanh nghiệp SME tại Việt Nam đã đạt được nhiều sự tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ và xuất nhập khẩu. Do đó có thể thấy, tiềm năng phát triển của các công ty vừa và nhỏ ở nước ta vẫn còn rất lớn. Đặc biệt trong tương lai, các doanh nghiệp này còn được kỳ vọng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhờ vào sự hỗ trợ từ chính phủ và các tập đoàn lớn. Vậy doanh nghiệp SME là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm, sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup ngay sau đây nhé!
 

SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup
 

Doanh nghiệp SME là gì?

SME là viết tắt của từ Small and Medium Enterprise, được dịch sang với nghĩa tiếng Việt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là các công ty có quy mô nhỏ về vốn, doanh thu và lao động, thường có số lượng nhân sự khá hạn chế. Tuy nhiên đối với nền kinh tế hiện nay thì vai trò của các công ty SME là không thể phủ nhận.

Trên thực tế, loại hình SME chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp trên toàn cầu, một con số đáng kinh ngạc phải không? Do đó, có thể thất, mô hình kinh doanh này đã phát triển mạnh mẽ không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. 
 

SME là gì?
 

Phân biệt doanh nghiệp SME và startup 

Dù thường bị nhầm lẫn với mô hình Startup nhưng doanh nghiệp SME và Startup là hai thực thể hoàn toàn khác nhau với nhiều điểm riêng biệt. Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể xem qua bảng dưới đây:
 

ĐẶC ĐIỂM

DOANH NGHIỆP SME

STARTUP

Quy mô

Nhỏ và vừa

Nhỏ

Tuổi đời

Đã có mặt trên thị trường một thời gian 

Vừa mới thành lập

Mô hình kinh doanh

Thường là mô hình mới hoặc đã được nhiều người sử dụng

Mô hình mới, sáng tạo

Mục tiêu

Phát triển đều, ổn định

Tăng trưởng nhanh, bứt phá

Lợi nhuận

Có lợi nhuận ngay lập tức

Thường báo lỗ trong giai đoạn đầu

Khả năng cạnh tranh

Tương đối cao

Cao

Yêu cầu vốn

Ít hơn

Nhiều hơn

Hỗ trợ

Nhận được sự ủng hộ chính phủ và các tập đoàn lớn

Được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư mạo hiểm

Ứng dụng công nghệ

Không cần cập nhật công nghệ mới và chỉ phải nâng cấp khi muốn đạt được hiệu quả tài chính cao hơn.

Phải cập nhật công nghệ mới thường xuyên để tạo nên những sản phẩm độc đáo.

 

Phân loại các doanh nghiệp SME

Nhìn chung, mỗi quốc gia sẽ đưa ra định nghĩa và có những tiêu chí phân loại doanh nghiệp SME theo cách riêng của mình. Tại Việt Nam, việc phân loại doanh nghiệp SME được thực hiện dựa trên quy định của chính phủ nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh.
 

LĨNH VỰC

DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ

DOANH NGHIỆP NHỎ

DOANH NGHIỆP VỪA

Nông - lâm - thủy sản và công nghiệp, xây dựng

- Đối tượng tham gia BHXH một năm không vượt quá 10 người.

- Doanh thu trên một năm dưới 3 tỷ đồng hoặc vốn chủ sở hữu không quá 3 tỷ đồng.

- Đối tượng tham gia BHXH một năm không vượt quá 100 người.

- Doanh thu trên một năm dưới 50 tỷ đồng hoặc vốn chủ sở hữu không quá 20 tỷ đồng.

- Theo quy định không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Đối tượng tham gia BHXH một năm không vượt quá 200 người.

- Doanh thu trên một năm dưới 200 tỷ đồng hoặc vốn chủ sở hữu không quá 100 tỷ đồng.

- Theo quy định không phải là doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ.

Thương mại, dịch vụ

- Đối tượng tham gia BHXH một năm không vượt quá 10 người.

- Doanh thu trên một năm dưới 10 tỷ đồng hoặc vốn chủ sở hữu không quá 3 tỷ đồng.

- Đối tượng tham gia BHXH một năm không vượt quá 50 người.

- Doanh thu trên một năm dưới 100 tỷ đồng hoặc vốn chủ sở hữu không quá 50 tỷ đồng.

- Theo quy định không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Đối tượng tham gia BHXH một năm không vượt quá 100 người.

- Doanh thu trên một năm dưới 300 tỷ đồng hoặc vốn chủ sở hữu không quá 100 tỷ đồng.

- Theo quy định không phải là doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ.

 

Vai trò của SME đối với sự phát triển của nền kinh tế

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng một vai trò không thể phủ nhận đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế và điều này thể hiện qua những giá trị quan trọng sau:

- Tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp: SME thường tập trung vào quy mô nhỏ và linh hoạt, giúp tạo ra một lượng lớn cơ hội việc làm. Bằng cách này, các công ty vừa và nhỏ không chỉ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn tăng cường thu nhập cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Bằng cách gia tăng quy mô sản xuất và cung ứng hàng hóa, doanh nghiệp SME đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ trong việc phân phối tài nguyên một cách toàn diện và công bằng. Vì thường hoạt động tại khu vực nông thôn nên SME tạo ra cơ hội kinh doanh và động lực phát triển mạnh mẽ cho những nơi còn khó khăn, từ đó giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực.

- Sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng: SME thường tập trung vào các thị trường ngách và có khả năng linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách hàng mục tiêu. Điều này dẫn đến sự đa dạng hóa trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, nhờ đó tăng cường sự lựa chọn cho người dùng.

- Phát triển kinh tế khu vực: Bằng cách tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong khu vực, SME góp phần vào sự phát triển toàn diện của cộng đồng địa phương.

- Nâng cao GDP quốc gia: Công ty SME thường phát triển mạnh mẽ hơn so với các doanh nghiệp lớn và điều này đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế tổng thể của quốc gia thông qua việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và xuất khẩu.
 

Doanh nghiệp sme là gì?
 

Những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp SME

Như những hình kinh doanh khác thì bên cạnh các cơ hội phát triển, công ty SME cũng đối mặt với nhiều thách thức khác nhau.

1. Cơ hội của doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh thị trường ngày càng biến động và đa dạng, doanh nghiệp SME đã mở ra nhiều cơ hội mới như:

- Thị trường lao động dồi dào: Với dân số đông và trẻ, Việt Nam cung cấp một lực lượng lao động phong phú cùng chi phí nhân công thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp SME tận dụng nhân tài.

- Ưu tiên áp dụng công nghệ: Trong thời kỳ chuyển đổi số, doanh nghiệp SME có thể mở rộng sự tiếp cận và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng cường hiệu quả hoạt động.

- Đổi mới và sáng tạo: Sức mạnh đặc biệt của công SME là khả năng đổi mới và sáng tạo, giúp chúng nhanh chóng thích ứng với những biến động của thị trường để tận dụng cơ hội mới.

- Thị trường nội địa ngày càng mạnh mẽ: Với dân số đông và thu nhập tăng, Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp SME nhờ nguồn khách hàng dồi dào.

- Hỗ trợ từ Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các tổ chức SME, bao gồm về thuế, vốn, đào tạo và phát triển thị trường.

2. Thách thức của công ty SME

Bên cạnh những cơ hội đầy hứa hẹn thì việc theo đuổi mô hình công ty SME cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều thách thức đáng kể như:

- Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng: Doanh nghiệp SME thường đối mặt với khó khăn khi cần vốn do quy mô nhỏ và tài sản thế chấp hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn từ các ngân hàng.

- Trình độ quản lý và nhân sự hạn chế: Nhiều công ty SME gặp trở ngại về trình độ quản lý và nguồn nhân lực, đặt ra những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận hành.

- Áp lực cạnh tranh: Sự cạnh tranh gay gắt với những doanh nghiệp lớn khiến SME càng khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường và phát triển quy mô.

- Biến đổi công nghệ: Công nghệ liên tục đổi mới đã đặt ra áp lực lớn đối với doanh nghiệp SME, điều này buộc bạn phải cập nhật xu hướng thường xuyên để gia tăng lợi thế cạnh tranh và tránh bị lạc hậu so với đối thủ.

- Khó tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu: Mặc dù hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu mang lại nhiều lợi ích nhưng việc tiếp cận công nghệ sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn, dẫn đến năng suất thấp và thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khiến SME không chỉ gặp trở ngại khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến khả năng liên kết với các tổ chức FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài).

Những nhóm ngành nghề phổ biến ở doanh nghiệp SME

Dựa theo loại hình kinh doanh, doanh nghiệp SME thường hoạt động trong các lĩnh vực như sau:

- Dịch vụ: đào tạo, vận tải, du lịch, giáo dục, y tế, logistics, chăm sóc sức khỏe,....

- Thương mại: đại lý, bán buôn, bán lẻ, phân phối,....

- Xây dựng: công nghiệp, dân dụng, hạ tầng, nhà nước,....

- Sản xuất: chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, lắp ráp,....

Nếu xét theo ngành nghề cụ thể, một số lĩnh vực phổ biến tại doanh nghiệp SME có thể kể đến như:

- Giáo dục: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cao đẳng, đại học,....

- Công nghệ thông tin: lập trình, dịch vụ IT, phát triển phần mềm, thiết kế website,....

- Thực phẩm và đồ uống: nhà hàng, khách sạn, sản xuất thực phẩm, đồ uống,....

- Du lịch: khách sạn, tour, lữ hành, nhà hàng,....

- May mặc và da giày: quần áo, ví, balo, giày da,....

- Logistics: quản lý kho bãi, vận tải hàng hóa, chuỗi cung ứng,....

- Thương mại điện tử: bán lẻ online, bán buôn trực tuyến,....
 

Doanh nghiệp SME
 

Như vậy qua bài viết này, Kiến Thức 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm doanh nghiệp SME là gì cũng như sự khác biệt giữa công ty SME và loại hình startup hiện nay. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò quan trọng của mô hình đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. 

Nội dung liên quan

Kiến thức khác

Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng xuất sắc có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho doanh nghiệp, từ việc tăng doanh thu cho đến xây dựng lòng trung thành.  
Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh ở Sài Gòn giúp bạn vừa tiếp cận lượng khách hàng đông đảo, vừa dễ mở rộng quy mô nhờ thị trường kinh tế sôi động?
Upsell là gì? Tuyệt chiêu upsell khiến khách hàng mở hầu bao

Upsell là gì? Tuyệt chiêu upsell khiến khách hàng mở hầu bao

Upsell khác gì so với bán hàng thông thường? Khám phá cách upsell hiệu quả để tối ưu hóa chiến lược bán hàng và tăng doanh thu.
Cross selling là gì? Tối ưu doanh thu với chiến lược cross sell

Cross selling là gì? Tối ưu doanh thu với chiến lược cross sell

Cross selling là chiến lược bán hàng thông minh giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm trọn vẹn và doanh nghiệp tăng doanh thu đáng kể.
USP là gì? Bí quyết tìm ra điểm bán hàng độc nhất để thành công

USP là gì? Bí quyết tìm ra điểm bán hàng độc nhất để thành công

Khám phá tầm quan trọng của USP và học cách xây dựng điểm bán hàng độc nhất cho doanh nghiệp để tạo lợi thế trên thị trường.
Bí quyết xây dựng chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả

Bí quyết xây dựng chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả

Chương trình khách hàng thân thiết giúp tăng sự trung thành với 70% người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều hơn cho thương hiệu yêu thích.