Tiêu chí lựa chọn nhân viên của các doanh nghiệp thành công

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự đời của rất nhiều các công ty, doanh nghiệp. Để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đồng thời ngày càng phát triển lớn mạnh, các công ty, doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên thực lực và tâm huyết với nghề. Vậy làm sao để có thể lựa chọn được cho công ty, doanh nghiệp mình những ứng viên sáng giá và tốt nhất? Hãy cùng tham khảo tiêu chí lựa chọn nhân viên của các doanh nghiệp thành công mà chúng tôi chia sẻ.
 

Tiêu chí lựa chọn nhân viên của các doanh nghiệp thành công
 

Những điều cần làm trước khi tuyển chọn nhân viên

Trước khi tìm hiểu về những tiêu chí cần đặt ra để dựa vào đó, lựa chọn được cho doanh nghiệp, công ty mình những ứng viên sáng giá, các nhà tuyển dụng cần chuẩn bị:

Xác định các tiêu chí: Mỗi một công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đều có tính chất, môi trường công việc riêng. Vậy nên, trước khi tuyển chọn nhân viên, các nhà tuyển dụng cần phải đặt ra những tiêu chí chẳng hạn như: tính cách, trình độ, kinh nghiệm,...mà ứng viên cần có để được nhận vào vị trí đang tuyển dụng.

► Lập một biểu mẫu đánh giá sàng lọc: Sau khi đặt ra tiêu chí, bạn hãy lập một biểu mẫu. Tiếp theo, liệt kê tiêu chí vào biểu mẫu và quy định thang điểm cụ thể. Cuối cùng dựa vào biểu mẫu để đánh giá, sàng lọc và lựa chọn được ứng viên sáng giá nhất.

► Chuẩn bị cho các bài kiểm tra đánh giá bổ sung: Sau khi sàng lọc và lựa chọn được nhân viên tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một bài kiểm tra đánh giá bổ sung. Bài kiểm tra bổ sung này sẽ có nội dung liên quan đến trắc nghiệm tâm lý, trình độ chuyên môn để giúp bạn có được những đánh giá ban đầu về kỹ năng cũng như thái độ làm việc của ứng viên trong tương lai.
 

Tiêu chí lựa chọn nhân viên của các doanh nghiệp thành công
 

Những tiêu chí cần đặt ra để lựa chọn được nhân viên sáng giá nhất

1. Sự lạc quan

Một ứng viên lạc quan sẽ luôn suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực, có chí cầu tiến cao. Chính vì vậy, đối với những khó khăn trong công việc, họ sẽ luôn tìm ra cách giải quyết, mang đến hiệu quả lao động tốt, thúc đẩy công ty, doanh nghiệp phát triển.

2. Sự trung thực

Đối với những vị trí tuyển dụng thuộc nhóm ngành quản lý, trung thực là phẩm chất cần có. Sự trung thực của một người sẽ giúp cho nội bộ không lục đục, họ là người biết phân biệt rạch ròi đúng sai, công tư phân mình, làm việc hiệu quả.

3. Sự nhiệt tình

Đối với những vị trí tuyển dụng cho nhóm ngành nghề nhân viên kinh doanh, sự nhiệt tình là yếu tố rất cần thiết. Yếu tố này giúp công ty, doanh nghiệp nhận được những phản hồi tốt từ phía khách hàng từ đó dần trở nên uy tín và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

4. Sự tôn trọng

Một người biết tôn trọng người khác, tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên sẽ tạo ra một văn hóa tích cực, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện.

5. Đúng giờ

Người đúng giờ là người luôn có trách nhiệm trong công việc, dễ dàng tạo dựng được uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra, đúng giờ còn là yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp của mỗi một nhân viên.

6. Độ cẩn trọng

Trong bất kỳ công việc nào, tiêu chí cẩn trọng cũng cần phải đặt lên hàng đầu. Một nhân viên cẩn trọng nhất định sẽ luôn chú tâm đến công việc, không phạm phải những lỗi lầm đáng tiếc làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của doanh nghiệp.

7. Các tiêu chí khác

Ngoài những tiêu chí trên, tùy thuộc vào từng nhóm ngành nghề mà các nhà tuyển dụng sẽ còn đặt ra những yêu cầu về: chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, giọng nói, ngoại hình,...để lựa chọn được những ứng viên phù hợp và sáng giá nhất.

Trên đây là những tiêu chí lựa chọn nhân viênKiến Thức 24h muốn chia sẻ để bạn đọc tham khảo. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ có thể giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được cho mình các ứng viên sáng giá nhất, thúc đẩy công ty, doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.

Kiến thức khác

Sampling là gì? Bí quyết phát sampling sản phẩm hiệu quả

Sampling là gì? Bí quyết phát sampling sản phẩm hiệu quả

Sampling không chỉ là phát hàng miễn phí mà còn cần chiến lược tối ưu, đúng đối tượng, trải nghiệm tốt và kêu gọi hành động rõ ràng.
Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Khác với thương hiệu quốc tế, local brand thường có quy mô sản xuất nhỏ nhưng linh hoạt, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop không chỉ là một sự kiện học thuật hay đào tạo đơn thuần mà còn là nơi mọi người trao đổi, thực hành và kết nối với nhau.
Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Nghệ thuật bán hàng online không chỉ là giới thiệu sản phẩm mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và xây dựng lòng trung thành.
Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu/tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp trong một ngành hoặc thị trường cụ thể.
 Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bạn muốn kinh doanh nhưng chưa biết bán gì không đụng hàng? Hãy khám phá các ý tưởng kinh doanh độc đáo với tiềm năng cao.