Self-esteem là gì? Những điều cần biết về lòng tự tôn

Một người với self-esteem cao thường tự tin, quyết đoán và dễ dàng vượt qua khó khăn. Ngược lại, người có low self esteem dễ cảm thấy tự ti, lo lắng và khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Bạn có muốn biết làm thế nào để nâng cao lòng tự tôn và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống? Hãy cùng tìm hiểu self-esteem là gì và các yếu tố ảnh hưởng để có thể xây dựng một môi trường sống tích cực qua bài viết dưới đây!
 

Low self esteem
 

Self-esteem là gì?

Self-esteem hay còn được biết đến là lòng tự tôn, là sự đánh giá của một cá nhân về giá trị của chính mình. Nó không chỉ liên quan đến cảm xúc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta hành động và quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Khái niệm này xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX bởi nhà tâm lý học người Mỹ W. James và đã được nghiên cứu, đánh giá liên tục cho đến ngày nay.

Lòng tự tôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống của một cá nhân, vì vậy ảnh hưởng đến mọi khía cạnh từ công việc, mối quan hệ cá nhân đến cách chúng ta đối mặt với thử thách.

Tại sao self-esteem lại quan trọng?

Self-esteem đóng một vai trò then chốt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, cảm nhận về giá trị của mình và cả cách chúng ta tương tác với người khác.

Người có lòng tự tôn cao thường tự tin, quyết đoán và dễ dàng vượt qua thử thách. Ngược lại, người có lòng tự tôn thấp thường dễ cảm thấy lo lắng, tự ti và khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Từ đó, lòng tự tôn không chỉ tác động đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống nói chung.

Các lý thuyết về self-esteem

Có một số lý thuyết nghiên cứu về self-esteem rất nổi tiếng trên thế giới:

1. Self-esteem trong tâm lý học Freud

Sigmund Freud, người được xem là cha đẻ của tâm lý học hiện đại, đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu về lòng tự trọng. Theo Freud, self-esteem xuất phát từ quá trình phát triển của bản ngã (ego) trong mỗi cá nhân. Ông cho rằng self-esteem là kết quả của sự cân bằng giữa các lực lượng tiềm thức, bao gồm cái tôi (id), cái tôi lý tưởng (superego) và cái tôi thực tế (ego). Khi cái tôi thực tế thành công trong việc dung hòa các nhu cầu và áp lực từ cái tôi lý tưởng và cái tôi tiềm thức, sự tự tin sẽ được củng cố và ngược lại.

2. Self-esteem - Nhu cầu bậc 4 trong lý thuyết của Maslow

Abraham Maslow đã phát triển lý thuyết nhu cầu Maslow, trong đó ông xếp self-esteem vào bậc thứ tự tôn tháp nhu cầu của con người. Theo Maslow, sau khi các nhu cầu cơ bản như sinh lý, an toàn và tình cảm được đáp ứng, con người sẽ tìm kiếm sự công nhận và tôn trọng từ người khác, từ đó xây dựng niềm tin vững chắc và ý chí kiên định. Nhu cầu này bao gồm sự tự tin, khả năng, thành tựu và sự tôn trọng từ người khác. Khi đáp ứng được nhu cầu thứ 4 trong tháp Maslow, con người sẽ tiếp tục phát triển và hướng tới nhu cầu tự hoàn thiện bản thân.
 

Maslow self-esteem
 

Ba mức độ self-esteem

Self-esteem được chia thành 3 mức độ khác nhau:

1. Self-esteem lành mạnh

Self-esteem lành mạnh là trạng thái mà một người cảm thấy tự tin, tự tôn và đánh giá cao bản thân một cách đúng mức. Người có lòng tự tôn lành mạnh thường tự tin trong giao tiếp, dễ dàng đối mặt với thử thách và biết cách yêu thương bản thân. Họ có khả năng duy trì các mối quan hệ tích cực và đạt được thành công trong công việc cũng như cuộc sống cá nhân.

2. Self-esteem thấp

Self-esteem thấp (low esteem) là trạng thái mà một người cảm thấy tự ti, kém tự tin và thường xuyên chỉ trích bản thân. Người có low esteem hay trong tình trạng lo lắng, buồn bã và khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Hơn nữa, các bác sĩ cho rằng lòng tự tôn thấp góp phần gây ra các rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm lo âu và trầm cảm.

Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mạng xã hội có thể làm tăng self-esteem. Khi người dùng liên tục so sánh bản thân với những hình ảnh hoàn hảo trên mạng, họ dễ cảm thấy tự ti và kém tự tin hơn. Hạn chế sử dụng các trang mạng là một giải pháp đơn giản và hiệu quả dành cho ai đang stress quá mức. 

3. Self-esteem quá mức

Self-esteem quá mức là trạng thái mà một người đánh giá bản thân quá cao, tự kiêu và thường không chấp nhận lỗi lầm. Người có self-esteem quá mức thường khó làm việc nhóm, ít lắng nghe người khác và dễ dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ. Sự tự tin quá cao sẽ trở thành tự cao, từ đó có thể làm mất đi cơ hội học hỏi và phát triển cá nhân do họ ít chấp nhận phản hồi và thay đổi.
 

Low esteem
 

Các yếu tố ảnh hưởng đến self-esteem

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến self-esteem, những yếu tố này có thể đến từ bản thân, môi trường xung quanh hoặc những trải nghiệm trong cuộc sống.

1. Thể chất

Khả năng thể chất, bao gồm cả sức mạnh, sự dẻo dai và ngoại hình cũng ảnh hưởng đến self-esteem. Người có khả năng thể chất tốt thường cảm thấy tự tin và tự hào về bản thân. Ngược lại, người có khả năng thể chất kém hoặc không hài lòng về ngoại hình dễ cảm thấy tự ti và kém tự trọng. Thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe là cách chúng ta yêu thương bản thân thông qua việc nâng cao khả năng thể chất và tạo dựng một hình ảnh bản thân tích cực.

2. Di truyền

Di truyền học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành self-esteem. Các nghiên cứu cho thấy rằng một phần của self-esteem có thể được di truyền từ cha mẹ sang con cái. Những yếu tố di truyền này bao gồm tính cách, khả năng nhận thức và các phản ứng cảm xúc. Mặc dù di truyền học có ảnh hưởng nhất định, self-esteem vẫn có thể được cải thiện thông qua môi trường sống và các trải nghiệm cá nhân.
 

Lòng tự tôn
 

3. Bệnh tật

Các bệnh lý có thể làm giảm tự tôn, đặc biệt là các bệnh mãn tính và tâm lý. Người mắc bệnh thường cảm thấy yếu đuối, bất lực và lo lắng về tương lai, có thể gây ra các bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm thần. Việc chăm sóc sức khỏe, nhận sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè và điều trị kịp thời là điều cần thiết. 

4. Xã hội

Tình trạng kinh tế xã hội, bao gồm thu nhập, trình độ học vấn và địa vị xã hội, cũng có tác động lớn đến sự tự tôn. Người có tình trạng kinh tế xã hội cao thường cảm thấy tự tin và tự tôn cao hơn. Họ có khả năng tiếp cận nhiều cơ hội và nguồn lực, từ đó dễ dàng đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp. 

5. Suy nghĩ bản thân

Cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá bản thân cũng ảnh hưởng đến self-esteem. Những suy nghĩ tiêu cực, tự chỉ trích và lo âu có thể làm cho con người tuột cảm xúc và cảm thấy thất bại trong khi những suy nghĩ tích cực, lạc quan và tự chấp nhận lại có tình trạng khả quan hơn rất nhiều. Việc thay đổi suy nghĩ và thực hành kỹ thuật tâm lý như tự khẳng định, thiền định và tư duy tích cực có thể giúp nâng cao self-esteem.

6. Tuổi tác

Tuổi tác là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến self-esteem. Ở mỗi giai đoạn phát triển, con người đều trải qua những thay đổi về mặt thể chất và tâm lý. Trẻ em và thanh thiếu niên thường có  lòng tự tôn thấp hơn do chưa hoàn thiện về nhận thức và trải nghiệm. Người trưởng thành có xu hướng tự tin hơn khi họ đã đạt được những thành tựu và ổn định trong cuộc sống. 

 

Self-esteem
 

Như vậy, qua bài viết của Kiến Thức 24h, self-esteem đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tâm lý và hành vi cá nhân đồng thời là nền tảng cho cuộc sống tích cực và thành công. Hiểu rõ khái niệm, các lý thuyết tâm lý liên quan và nhận diện mức độ cũng như yếu tố tác động sẽ giúp bạn cải thiện lòng tự tôn một cách hiệu quả. Áp dụng những phương pháp phù hợp và xây dựng môi trường sống tích cực là bước quan trọng để nâng cao tự đánh giá bản thân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nội dung liên quan

Kiến thức khác

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Tìm hiểu cách sử dụng các loại coupon hiện nay để tối ưu chiến lược marketing và nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.  
Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Làm đồ handmade để kinh doanh từ ý tưởng đơn giản đến sản phẩm độc đáo giúp bạn xây dựng thương hiệu và tạo nguồn thu ổn định.
Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Khám phá cách xây dựng chiến lược kinh doanh số và tận dụng lợi thế từ môi trường 4.0 để mở rộng doanh nghiệp và nâng cao doanh thu.
Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Bỏ qua những nỗi đau của khách hàng có thể khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội tăng trưởng và phải đối mặt với tình trạng bị "quay lưng".
Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng xuất sắc có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho doanh nghiệp, từ việc tăng doanh thu cho đến xây dựng lòng trung thành.  
Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh ở Sài Gòn giúp bạn vừa tiếp cận lượng khách hàng đông đảo, vừa dễ mở rộng quy mô nhờ thị trường kinh tế sôi động?