Mỗi một trận sóng thần đi qua để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong lịch sử đã từng có không ít quốc gia mất đi hàng ngàn dân đồng thời kinh tế cũng bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của thiên tai này. Tuy nhiên nếu kịp thời phát hiện và có những biện pháp phòng tránh thích hợp, các quốc gia có thể hạn chế tối đa thiệt hại sóng thần gây ra. Vậy dấu hiệu nhận biết có sóng thần và cách phòng tránh như thế nào?
Mục lục bài viết
Những dấu hiệu nhận biết có sóng thần
Một cơn sóng thần có thể hình thành và đổ bộ vào đất liền trong khoảng vài phút cho đến vài tiếng. Bên cạnh đó khi mới hình thành, các cơn sóng thần thường ẩn hiện dưới lòng đại dương chứ không cao như lúc đổ bộ vào bờ. Chính vì vậy những người đi tàu thuyền trên biển rất khó để phát hiện sóng thần. Vậy cách nhận biết có sóng thần là gì? Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
► Cảm thấy có hiện tượng động đất và xuất hiện những vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
► Nước biển bất ngờ rút đột ngột để lại khoảng trống lớn.
► Nước biển xuất hiện những bong bóng chứa khí ga nổi lên mặt nước và giống như đang sôi.
► Nước trong từng đợt sóng có nhiệt độ nóng thất thường.
► Nước biển có những mùi lạ như: trứng thối hay xăng dầu và làm cho da dễ bị mẩn ngứa.
► Xuất hiện những tiếng nổ lạ giống như tiếng máy bay phản lực, cánh quạt trực thăng.
Ngoài ra, nếu các loài vật nuôi trong nhà mình có những hành vi bất thường như cố kiềm tìm nơi ẩn nấp hoặc tập trung lại với nhau, bạn nên theo dõi các chương trình dự báo thời tiết để kịp thời nắm bắt các thông tin.
Cách phòng tránh và đối phó với sóng thần
Tùy thuộc vào năng lượng hình thành mà mỗi cơn sóng thần đều tốc độ di chuyển, chiều cao, chiều cao cũng như sức tàn phá khác nhau. Đối với những cơn sóng thần nhỏ và vừa, nếu kịp thời có biện pháp phòng tránh và đối phó thì có thể không xuất hiện bất cứ thiệt hại nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hạn chế tối đa thiệt hại nếu gặp phải những cơn sóng thần lớn.
Cách đối phó khi gặp sóng thần:
► Nếu đang ở trên thuyền: Bạn nhanh chóng di dời đến các điểm cho tàu thuyền ra khơi. Tuyệt đối không đậu thuyền tại các bến cảng vì đây là nơi thường bị phá hủy nặng nề nhất sau một cơn sóng thần. Nếu không thể kịp thời trở về bờ, bạn cũng không nên mất bình tĩnh. Hãy di chuyển thuyền đến những vùng nước sâu trên 150m.
► Nếu đang ở trên đất liền: Khi thấy những dấu hiệu lạ của một cơn sóng thần nhưng không có kiến thức, một số người thường đến gần để quan sát. Tuy nhiên để không phải trở thành nạn nhân của sóng thần, bạn hãy nhanh chóng chạy vào bờ, cách biển khoảng 500m hoặc đến những nơi cao nhất có thể. Nếu đang tránh sóng thần trong nhà cao tầng, bạn nên mở hết cửa sổ, cửa chính ra để tránh sự tàn phá của áp lực nước.
Các biện pháp phòng tránh sóng thần:
► Đầu tư các thiết bị đo đạc địa chấn để kịp thời phát hiện ra những cơn động đất.
► Những vùng đất gần biển cần được quy hoạch và sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế xây dựng các công trình quan trọng tại vị trí này.
► Tích cực tuyên truyền cho dân cư tại những vùng ven biển hiểu về dấu hiệu, nguy cơ và hậu quả của sóng thần để luôn sẵn sàng ứng phó.
► Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn,…để làm suy giảm năng lượng của sóng thần.
► Diễn tập phòng tránh, cứu nạn khi sóng thần xảy ra: Chỉ huy tại chỗ, tổ chức phòng tránh cứu nạn khẩn cấp tại chỗ, chuẩn bị vật tư, chuẩn bị khu phòng tránh sóng thần.
► Thực hiện chương trình xây tường chắn sóng với chiều cao 4 - 5 mét. Tuy nhiên giải pháp này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi vì chiều cao của sóng thần thường không dưới 4 - 5 mét.
Với những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết dấu hiệu sắp có sóng thần là gì và làm cách nào để phòng tránh, đối phó với hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm này giúp bảo vệ an toàn cho bản thân đồng thời có thể hạn chế tối đa những thiệt hại có thể gặp phải.