Tôn giáo đã được hình thành từ hàng nghìn năm TCN và tồn tại cho đến ngày nay. Theo ước tính, trên thế giới hiện có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau. Mỗi tôn giáo đều được ví như một bông hoa, mang màu sắc và mùi hương riêng, cùng tô điểm cho đời sống tâm linh của con người thêm phong phú. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của tôn giáo trong đời sống và các giá trị mà nó mang lại cho xã hội là gì?
Mục lục bài viết
Ý nghĩa chung của tôn giáo
Các nhà khoa học cho rằng, tôn giáo sơ khai đầu tiên trên thế giới được hình thành từ thời đồ đá cũ, tức là khoảng 35.000 - 95.000 năm trước. Họ gọi đó là đạo vật tổ, ma thuật giáo,….Bước sang các thời kỳ sau, con người bắt đầu thiêng liêng hóa những nguồn lợi trong đời sống và biểu tượng của sự sinh sôi như: tôn thờ thần Lúa, thần Sông, thờ hình ảnh phụ nữ, phồn thực,….Có thể nói, tôn giáo là một phần tất yếu của đời sống xã hội từ xa xưa đến nay. Các ý nghĩa to lớn của tôn giáo có thể kể đến như:
- Tôn giáo giúp xoa dịu sự lo lắng: Hầu hết mọi người khi gặp phải một vấn đề nan giải trong cuộc sống đều sẽ cùng thực hiện một hành động để xoa dịu sự lo lắng, đó là cầu nguyện. Hành động này có thể khá mơ hồ nhưng nó có ý nghĩa giúp con người có thêm niềm tin để đối mặt với những chuyện không hay mà họ gặp phải.
- Tôn giáo mang lại sự thoải mái: Các tôn giáo đều giúp con người nhìn những điều khó khăn mà họ phải trải qua bằng một con mắt khác để cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn, Phật giáo lý giải những khó khăn mà người ta đang gặp phải là nghiệp báo do những điều ác ở kiếp trước đã gây ra. Con người phải chấp nhận và làm những điều tốt để xóa bỏ nghiệp báo, nhận được những điều lành.
- Tôn giáo quy định hành vi của con người: Mỗi tôn giáo đều có những giáo lý, kinh sách quy định hành vi, tiêu chuẩn đạo đức của con người; Phân định những điều đúng - sai, tốt - xấu,....
Ý nghĩa của một số tôn giáo trên thế giới
Hơn 6 tỉ người trên thế giới hiện nay theo 4 tôn giáo lớn là: Ki-tô giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Số còn lại tin vào các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác. Mỗi tôn giáo đều có những quy định, kinh sách, đức tin và mang đến những ý nghĩa khác nhau, cụ thể:
Ki-tô giáo
Ki-tô giáo có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân loại nói chung và phương Tây nói riêng. Giáo hội Ki-tô giáo đã có những đóng góp không nhỏ cho giáo dục, y tế. Ngoài ra, tôn giáo này còn là một nguồn cảm hứng lớn cho nghệ thuật, kiến trúc của phương Tây. Ki-tô giáo có những quy định rất rõ ràng trong đời sống tình cảm, gia đình, quan hệ cha mẹ - con cái và vợ - chồng.
Phật giáo
Phật giáo được biết đến như là một tôn giáo tiêu biểu của các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Phật giáo giúp con người cảm thấy nhẹ nhàng và an nhiên, khiến tâm hồn trở nên thanh tịnh, nói lời hay lẽ phải, làm điều thiện,….
Hồi giáo
Hồi giáo có những yêu cầu vô cùng khắt khe được quy định trong kinh Coran. Theo đó, con người phải sống thánh thiện, không ăn thịt chó mèo, có hiếu với cha mẹ,….Bên cạnh đó, con người còn phải luôn biết đấu tranh vì sự thật, không bị cái ác và những điều xấu thao túng.
Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo giúp con người làm những điều thiện để thoát khỏi nghiệp báo và sự luân hồi. Quy định bổn phận và trách nhiệm của mỗi người trong mỗi giai cấp xã hội. Đồng thời cũng thể hiện những đặc trưng của xã hội Ấn Độ cổ cho đến nay.
Các tôn giáo khác
Mỗi quốc gia đều có những tôn giáo, tín ngưỡng dân gian đặc trưng, thể hiện ý nghĩa truyền thống dân tộc và nhiều ý nghĩa khác. Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, Trung Quốc có Nho Giáo, Hàn Quốc có Sin giáo,….
Sau khi tham khảo bài viết trên đây của Kiến Thức 24h, hi vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa tôn giáo trong đời sống xã hội con người đồng thời cũng có thêm những kiến thức bổ ích về một số tôn giáo trên thế giới hiện nay.