Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp trong công ty

Giao tiếp với người thân, bạn bè là điều quá dễ dàng và đơn giản. Nhưng ở nơi công sở, mọi thứ phải tuân theo chuẩn mực và nề nếp riêng. Làm thế nào để một ngày làm việc trôi qua thoải mái và suôn sẻ hơn? Trước hết bạn cần biết cách giao tiếp ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới để tránh mắc phải sai lầm, tạo nên không khí căng thẳng khi làm việc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp trong công ty như thế nào là tốt nhất?
 

Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp trong công ty
 

Quy tắc ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp

► Quy tắc ứng xử với cấp trên: Hãy luôn giữ thái độ điềm tĩnh khi trao đổi, trình bày với sếp một vấn đề nào đó. Khi trình bày quan điểm của mình phải nói thật tự tin và thẳng thắn, mạch lạc. Khi phạm sai lầm hãy mạnh dạn nhận sai và sửa lỗi kịp thời.

► Quy tắc ứng xử với cấp dưới: Tạo cho cấp dưới một tâm lý thật thoải mái khi trao đổi cùng bạn. Vui vẻ, thân thiện với nhân viên nhưng cũng đừng quên nghiêm túc khi làm việc. Biết cách ứng xử khéo léo sẽ khiến nhân viên tôn trọng và yêu mến mình.

► Quy tắc ứng xử với đồng nghiệp: Hãy xem đồng nghiệp là những người bạn đồng hành cùng và luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. Đừng khiến mình trở thành người tách biệt với mọi người, cũng đừng cố tỏ ra thân thiện một cách thái quá đôi khi sẽ làm người khác có những cảm nhận không hay về bản thân. Điều này hoàn toàn không tốt cho công việc của bạn.
 

Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp trong công ty
 

Một số quy tắc ở nơi làm việc cần lưu ý:

► Văn hóa sử dụng điện thoại: Chỉnh điện thoại ở chế độ im lặng và khi cần nghe điện thoại nên đi ra ngoài phòng làm việc tránh làm ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

► Không tám chuyện quá nhiều: Chỉ nói chuyện khi cần thiết hoặc lúc rãnh rỗi, đừng lúc nào cũng luyên thuyên những câu chuyện chẳng liên quan đến công việc trong khi còn nhiều việc chưa giải quyết xong. Điều đó sẽ làm bạn trở thành một người thiếu lịch sự và mất điểm trong mắt sếp cũng như đồng nghiệp.

► Luôn chủ động trong công việc: Đừng biến mình thành một kẻ lười biếng, hãy cố gắng hoàn thành thật tốt công việc được giao và học hỏi thêm những công việc mới để trau dồi bản thân và tạo được ấn tượng tốt trong mắt cấp trên.

► Không khoe khoang về bản thân: Không khoe về tiền lương hay nói quá nhiều về bản thân bạn. Có thể sẽ khiến cho người khác đố kỵ và ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ đồng nghiệp. Nếu bạn thật sự có năng lực thì hãy thể hiện điều đó qua hành động để mọi người tự cảm nhận sẽ tốt hơn là khoe khoang.

Làm hết sức, chơi hết mình: Luôn nghiêm túc trong công việc và thật thoải mái khi công ty tổ chức party, du lịch. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một người đầy nhiệt huyết trong mắt đồng nghiệp.

► Không nói xấu người khác: Đây là điều cấm kỵ trong các mối quan hệ đặc biệt là trong công sở. Nói xấu một người nào đó sẽ khiến người khác dè chừng và giữ khoảng cách với bạn. Chẳng may nếu để người kia biết được sẽ rạn nứt mối quan hệ và ảnh hưởng không tốt đến công việc của bạn.
 

Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp trong công ty
 

Trên đây là một số quy tắc vàng giúp bạn ứng xử tốt nơi công sở. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp nơi công sở, từ đó tự tin và phát triển bản thân nhiều hơn nữa. Chúc  các bạn thành công!

Kiến thức khác

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.  
Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Tìm được nguồn hàng sỉ chất lượng, dễ bán là một yếu tố quyết định, ảnh hưởng đáng kể đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.  
Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng tất yếu của thời đại và doanh nghiệp của bạn cần phải đồng hành với sự thay đổi này nếu muốn tồn tại.   
SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

Dù thường xuyên bị nhầm lẫn với mô hình Startup nhưng SME và Startup là hai thực thể hoàn toàn khác nhau với nhiều điểm riêng biệt.
Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. 
Thủ thuật bán hàng là gì? Bỏ túi 12 thủ thuật bán hàng đỉnh cao

Thủ thuật bán hàng là gì? Bỏ túi 12 thủ thuật bán hàng đỉnh cao

Việc hiểu và áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao sẽ là yếu tố quyết định giúp bạn đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh.