Nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên để nước ép trái cây có thể phát huy được hết những công dụng vốn có đồng thời không gây ra tác hại xấu, người dùng cần uống đúng cách và lưu ý một số vấn đề. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết được những lưu ý khi uống nước ép hoa quả là gì?
Mục lục bài viết
- Không uống vào sáng sớm hoặc khi đang đói bụng
- Không nên uống vào lúc vừa mới ăn no
- Không nên uống quá nhiều
- Không nên hâm nóng nước ép trái cây
- Không nên pha nước ép trái cây với sữa
- Không nên uống thuốc với trái cây
- Không nên dùng thìa kim loại
- Không nên cho quá nhiều đường vào nước ép
- Không nên bỏ hạt hay cùi
- Lưu ý khi sử dụng nước ép trái cây nếu đang mắc bệnh
- Trên đây là những lưu ý khi uống nước ép hoa quả mà Kiến Thức 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết sử dụng nước ép trái cây sao cho hợp lý, hiệu quả nhằm cải thiện và tăng cường sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.
Không uống vào sáng sớm hoặc khi đang đói bụng
Bên cạnh vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, một số loại trái cây còn chứa lượng nhỏ axit. Vậy nên khi uống nước ép trái cây vào lúc bụng đói, dạ dày sẽ nhanh chóng hấp thụ các dưỡng chất đồng thời cũng dung nạp axit, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Không nên uống vào lúc vừa mới ăn no
Sau khi ăn no, dạ dày cần được nghỉ ngơi sau khi tiêu hóa thức ăn được nạp. Vậy nên nếu bạn uống nước trái cây vào lúc mới ăn no, dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung sẽ phải hoạt động vất vả đồng thời những dưỡng chất có trong nước ép sẽ không được hấp thụ hiệu quả nhất.
Không nên uống quá nhiều
Mặc dù có chứa những vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước trái cây mỗi ngày. Cái gì cũng vậy, dù bổ đến đâu thì dùng nhiều cũng không tốt. Nếu uống quá nhiều nước trái cây mỗi ngày, người dùng có thể mắc bệnh tiểu đường, béo phì hoặc tiêu chảy.
Không nên hâm nóng nước ép trái cây
Khi hâm nóng nước ép trái cây, nhiệt độ sẽ làm cho các dưỡng chất và vitamin bị phân hủy hoặc bay hơi. Vậy nên lúc này, nước ép trái cây sẽ không còn nhiều dưỡng chất nên không mang lại cho cơ thể những công dụng tuyệt vời như mong muốn.
Không nên pha nước ép trái cây với sữa
Hầu hết các loại trái cây đều chứa thành phần axit tartaric. Trong khi đó, sữa lại có chứa hàm lượng protein có khả năng phản ứng với loại axit trên chúng trở nên khó hấp thu và có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa đối với những người vốn có cơ địa yếu.
Không nên uống thuốc với trái cây
Nhiều loại nước ép trái cây sẽ làm giảm khả năng hấp thu hoặc ức chế sự hoạt động của chất sinh học ở ruột đảm nhiệm công việc vận chuyển thuốc vào máu. Thậm chí, một số loại nước ép trái cây còn có thể sinh ra chất có hại nếu được uống chung với thuốc.
Không nên dùng thìa kim loại
Kim loại có khả năng phá hủy thành phần của các loại vitamin. Vậy nên nếu dùng thìa kim loại để khuấy các loại nước ép có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C như: nước ép cam, nước ép bưởi, sơ ri, ổi,...sẽ làm mất đi tác dụng của chúng.
Không nên cho quá nhiều đường vào nước ép
Trong một số loại trái cây như: dưa hấu, lê, táo,...đã có chứa một hàm lượng đường nhất định. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho thêm đường để hương vị được ngon hơn. Việc cho quá nhiều đường vào nước ép có thể gây ra một số những tác dụng ngoài ý muốn.
Không nên bỏ hạt hay cùi
Một số loại quả như: cam, bưởi, lựu,...thành phần dưỡng chất của chúng không chỉ chứa trong tép, trong hạt mà còn ở cùi, hạt,...Vậy nên việc loại bỏ cùi hạt ở một số loại trái cây vô tình làm mất đi dưỡng chất của loại nước ép đó.
Lưu ý khi sử dụng nước ép trái cây nếu đang mắc bệnh
Có những căn bệnh sẽ không thích hợp với một số loại hoa quả, cụ thể như: người mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, viêm tuyến tụy,…thì không nên sử dụng các loại nước ép có vị chua như chanh, cam, nho,...;Người bị tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng nước ép nho; Người bị tiêu chảy thì nên pha loãng nước ép và uống từng chút một.