Mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai có thể được hòa giải tại địa phương. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tranh chấp dẫn đến kiện tụng, gây mất tình cảm và nhiều hậu quả đáng tiếc khác. Trong bài viết này, hãy cùng Khiến Thức 24h tìm hiểu về những nguyên nhân làm xảy ra tranh chấp đất đai thường gặp nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
Tranh chấp đất đai là gì?
Khái niệm tranh chấp đất đai bao gồm việc tranh chấp về địa giới của đất, các tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất. Việc tranh chấp này có thể xảy ra giữa hai cá nhân, tổ chức không có quyền sử dụng mảnh đất và tài sản trên đó hoặc chưa rõ ai là người có quyền sở hữu hợp pháp; giữa những người sử dụng chung một mảnh đất; giữa chủ sở hữu hợp pháp mảnh đất đó và những người khác.
Nguyên nhân làm xảy ra tranh chấp đất đai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Trong đó, những nguyên nhân khách quan là lý do chủ yếu khiến mối quan hệ này trở nên căng thẳng, khó giải quyết. Có thể kể đến các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan
- Thiếu sót trong cơ chế quản lý đất đai: Đất đai ở địa phương được Nhà nước phân công, phân cấp quản lý cho quá nhiều ban ngành, dẫn đến việc quản lý thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, một số địa phương có mối quan hệ đất đai phức tạp, chưa có hồ sơ địa chính hoàn chỉnh.
- Cán bộ thực hiện công vụ đất đai không tốt: Trình độ quản lý của cán bộ còn nhiều yếu kém hoặc cán bộ lạm dụng chức quyền nhằm tư lợi khiến mối quan hệ đất đai trở nên căng thẳng.
- Công tác giải phóng mặt bằng và bồi thường còn nhiều bất cập: Có rất nhiều trường hợp đất đang thuộc quyền sử dụng của người dân nhưng Nhà nước hoặc một số doanh nghiệp cần thu hồi, mua lại mà giá bồi thường không thỏa đáng hay giá tái định cư quá cao, sử dụng các biện pháp cưỡng chế làm gây ra mâu thuẫn giữa người dân và Nhà nước, doanh nghiệp.
- Bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Nhiều địa phương làm việc chưa tốt trong vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai của người dân, không hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình khiếu nại, đùn đẩy trách nhiệm khi phát sinh khiếu kiện. Có trường hợp giải quyết mâu thuẫn đất đai thiếu công bằng và khả thi, dẫn đến phát sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp hơn.
- Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng: Một số trường hợp thực hiện thủ tục chuyển nhượng không đúng với quy định của pháp luật nên xảy ra tranh chấp giành lại quyền sử dụng.
Nguyên nhân chủ quan
- Sự thiếu hiểu biết của người dân: Nhiều trường hợp người dân không am hiểu về luật pháp, chỉ giải quyết mâu thuẫn dựa theo tập quán, tục lệ nên xảy ra tranh chấp khó giải quyết.
- Mâu thuẫn lợi ích cá nhân: Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai của các cá nhân nhiều nhất là các mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình phân chia tài sản của vợ chồng, tài sản thừa kế, tranh chấp trong kinh doanh, tranh chấp về địa giới đất hoặc tài sản trên đất,….
Trên đây là các nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai thường gặp nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tranh chấp đất đai hiện nay.