Ngành chăm sóc khách hàng là làm gì?

Hiện nay, chăm sóc khách hàng là một vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Không những thế, đây còn là một công việc có mức thu nhập tương đối cao và dễ dàng thăng tiến. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến công việc này nhưng chưa biết ngành chăm sóc khách hàng là làm gì thì hãy tham khảo những chia sẻ của Kiến Thức 24h.

Ngành chăm sóc khách hàng là làm gì?
 

Ngành chăm sóc khách hàng là gì?

Có thể hiểu chăm sóc khách hàng là tất cả những gì mà doanh nghiệp phải làm trước, trong và sau khi bán hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy mong muốn tiếp tục mua hàng hay sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ở những lần sau. Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ là người trực tiếp thay mặt doanh nghiệp để tiếp xúc, tương tác với khách hàng. Ngành nghề này đòi hỏi ứng cử viên phải tốt nghiệp các chuyên ngành về kinh tế hay kinh doanh và có khả năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt.
 

Chăm sóc khách hàng là gì?
 

Công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để có thể đứng vững trên thị trường, bên cạnh chiến lược marketing, R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) thì yếu tố dịch vụ (bao gồm chăm sóc khách hàng) là điều mà các doanh nghiệp rất chú trọng. Có thể nói rằng, chăm sóc khách hàng là một vị trí có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp, không thua kém bất kỳ bộ phận nào. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên chăm sóc khách hàng là làm gì?

Xây dựng kênh thông tin về doanh nghiệp

Nhân viên chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ xây dựng kênh thông tin về doanh nghiệp, thông qua các công cụ phổ biến như: website, mạng xã hội, mail,…để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán,....
 

Chăm sóc khách hàng là làm gì?
 

Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng

Đây là bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận và xử lý những phản hồi, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Trong quá trình xử lý yêu cầu, nhân viên chăm sóc khách hàng có thể phối hợp với các bộ phận có liên quan để giải quyết triệt để và thỏa đáng nhất cho người mua. Ngoài ra, nhân viên chăm sóc khách hàng phải biết cách xử lý khéo léo làm sao để có thể làm hài lòng khách hàng và không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp.
 

Ngành chăm sóc khách hàng là gì?
 

Phối hợp với các bộ phận khác

Nhân viên chăm sóc khách hàng còn có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban như: phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật,…để tìm ra những chiến lược, giải pháp hiệu quả nhằm phát triển doanh nghiệp. Chẳng hạn như với một doanh nghiệp thiết kế website, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận những yêu cầu của khách hàng về vấn đề kỹ thuật. Từ đó, phối hợp với bộ phận kỹ thuật để tìm phương án giải quyết phù hợp. Bên cạnh đó, nhân viên chăm sóc khách hàng còn phải tổng hợp những đánh giá của khách hàng về website mà doanh nghiệp cung cấp để phối hợp với phòng kinh doanh, marketing tìm ra chiến lược phát triển hiệu quả.
 

Công việc của chăm sóc khách hàng là gì?
 

Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng thường xuyên

Bộ phận này có nhiệm vụ thường xuyên liên hệ với khách hàng cũ, khách hàng VIP để thăm hỏi, nhằm giữ chân khách hàng. Một số doanh nghiệp còn gửi thiệp chúc mừng hay quà tặng cho khách hàng lớn vào dịp sinh nhật hay lễ, tết để tạo dựng mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp.
 

Định nghĩa chăm sóc khách hàng là gì?
 

Trên đây là một số thông tin về công việc chăm sóc khách hàng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết ngành chăm sóc khách hàng là gì và từ đó xem xét những mong muốn, khả năng của bản thân để quyết định có nên ứng tuyển làm việc tại vị trí này hay không?

Kiến thức khác

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Khác với thương hiệu quốc tế, local brand thường có quy mô sản xuất nhỏ nhưng linh hoạt, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop không chỉ là một sự kiện học thuật hay đào tạo đơn thuần mà còn là nơi mọi người trao đổi, thực hành và kết nối với nhau.
Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Nghệ thuật bán hàng online không chỉ là giới thiệu sản phẩm mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và xây dựng lòng trung thành.
Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu/tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp trong một ngành hoặc thị trường cụ thể.
 Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bạn muốn kinh doanh nhưng chưa biết bán gì không đụng hàng? Hãy khám phá các ý tưởng kinh doanh độc đáo với tiềm năng cao.
C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Mô hình C2C là hình thức kinh doanh mà các cá nhân giao dịch trực tiếp thông qua nền tảng trung gian, thường là trên môi trường trực tuyến.