Hướng dẫn lắp tay đẩy hơi đúng cách

Để phục vụ cho những mục đích riêng, người dùng thường lắp đặt một số loại phụ kiện trên cửa. Tay đẩy hơi cũng là một trong những loại phụ kiện được lắp đặt ở cửa của hầu hết các công trình xây dựng hiện nay. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn lắp tay đẩy hơi đúng cách mà chúng tôi chia sẻ đồng thời tìm hiểu xem tay đẩy hơi là gì và có công dụng như thế nào?

Hướng dẫn lắp tay đẩy hơi đúng cách

Tay đẩy hơi cửa là gì và có công dụng như thế nào?

Tay đẩy hơi hay còn được gọi là tay co thủy lực, tay đẩy thủy lực, cùi chỏ hơi,....Tay đẩy hơi là một trong những loại phụ kiện được nhiều người lựa chọn để lắp đặt trên cửa trong công trình xây dựng của mình. Công dụng của loại phụ kiện này chính là kìm hãm tốc độ đóng mở của cửa, hạn chế tiếng ồn do va đập, bảo vệ an toàn cho người dùng đặc biệt là trẻ nhỏ và giúp hạn chế tối đa thiệt hại khi có những tình huống bất ngờ xảy ra như cháy nổ, trộm cắp.
 

Hướng dẫn lắp tay đẩy hơi đúng cách
 

Hướng dẫn lắp đặt tay đẩy hơi đúng cách

Để đáp ứng cho nhu cầu của người dùng, hiện nay tay đẩy hơi được thiết kế và cung cấp trên thị trường với nhiều loại khác nhau: loại tay đẩy không dừng, loại tay đẩy có độ mở dừng 90 độ, loại tay đẩy có độ mở dừng 180 độ. Tuy nhiên cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại tay đẩy hơi này đều giống nhau. Và để tay đẩy hơi hoạt động hiệu quả, người dùng cần lắp đặt đúng cách theo các bước như sau:

► Bước 1: Xác định vị trí thích hợp để lắp đặt tay đẩy hơi. Vị trí thích hợp nhất chính là ở khoảng 6% bề rộng của cửa tính từ tim bản lề đến vít chỉnh tốc độ.

► Bước 2: Lắp hộp áp lực. Đặt hộp áp lực lên cánh cửa, đánh dấu vị trí 4 lỗ vít sau đó dùng khoan cố định lại. Khi lắp đặt nên để mặt ốc chỉnh tốc độ của hộp áp lực hướng về phía bản lề.

► Bước 3: Lắp đặt tay đẩy. Đặt tay đẩy lên cửa, đánh dấu vị trí 2 lỗ vít sau đó dùng khoan cố định lại.

► Bước 4: Ráp tay đẩy vào hộp áp lực. Đóng cửa lại để ráp tay đẩy vào hộp áp lực đồng thời lắp đặt tay đẩy di động vào khung để bao xiết chặt ốc.
 

Hướng dẫn lắp tay đẩy hơi đúng cách
 

► Bước 5: Kiểm tra hoạt động của cửa. Sau khi lắp ráp tất cả các bộ phận tay đẩy hơi vào cửa, tùy theo góc mở cho phép, bạn sẽ kéo cửa theo chiều ngược kim đồng hồ cho đến khi nghe thấy tiếng click là được.

► Bước 6: Khởi động cửa. Dùng tay kéo cửa để tạo lực khởi động sau đó buông ra để kiểm tra vị trí dừng. Nếu độ dừng không đúng như góc mở dừng cho phép, bạn sẽ  điều chỉnh bằng cách tháo ốc liên kết 2 tay đẩy ra, dùng tay kéo tay cố định về phía ổ khóa tùy theo lực cản của cửa, giảm chiều dài tay di động cho phù hợp với vị trí mới của tay cố định, xiết chặt ốc liên kết và ốc định vị của tay di động lại.

Bước 7: Kiểm soát tốc độ đóng cửa bằng. Bạn sẽ vặn ốc tốc độ 1 ra, nếu vận tốc cửa chạy từ vị trí 90o đến 20o với thời gian khoảng 9 giây là đúng. Trong trường hợp bạn vặn ốc tốc độ số 2 thì cửa chạy từ vị trí 20o - 0o trong khoảng 5 giây là đúng.

Trên đây là hướng dẫn lắp đặt tay đẩy hơi đúng kỹ thuật mà Kiến Thức 24h chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết tay đẩy hơi là gì, có công dụng như thế nào và lắp đặt ra sao để có thể hoạt động hiệu quả nhất.

Kiến thức khác

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.  
Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Tìm được nguồn hàng sỉ chất lượng, dễ bán là một yếu tố quyết định, ảnh hưởng đáng kể đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.  
Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng tất yếu của thời đại và doanh nghiệp của bạn cần phải đồng hành với sự thay đổi này nếu muốn tồn tại.   
SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

Dù thường xuyên bị nhầm lẫn với mô hình Startup nhưng SME và Startup là hai thực thể hoàn toàn khác nhau với nhiều điểm riêng biệt.
Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. 
Thủ thuật bán hàng là gì? Bỏ túi 12 thủ thuật bán hàng đỉnh cao

Thủ thuật bán hàng là gì? Bỏ túi 12 thủ thuật bán hàng đỉnh cao

Việc hiểu và áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao sẽ là yếu tố quyết định giúp bạn đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh.