Học vị bác sĩ trong ngành y

Ở nước ta, những người làm việc trong ngành y nói chung và bác sĩ nói riêng được xem là một nghề đặc biệt. Để trở thành một bác sĩ, người học phải trải qua quãng thời gian dài ở trường. Sau đó, dành thêm nhiều năm để làm việc, tích lũy kinh nghiệm thì mới có thể hành nghề. Tuy nhiên, hầu hết bác sĩ sẽ không dừng lại ở đó mà đều tiếp tục học lên để đạt được trình độ chuyên môn cũng như các học vị cao hơn. Các học vị trong ngành y có nhiều cách gọi, tương đối phức tạp hơn những ngành nghề khác, khiến nhiều người không biết phân biệt và hiểu ý nghĩa của chúng. Để rõ hơn về các học vị bác sĩ trong ngành y, hãy cùng Kiến Thức 24h  tìm hiểu qua bài viết này.
 

Học vị bác sĩ trong ngành y
 

Học vị trong ngành y

Học vị được hiểu là một văn bằng do cơ sở giáo dục cấp cho người học khi họ đã hoàn thành chương trình đào tạo. Đối với ngành y, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học 6 năm, tốt nghiệp ra trường sẽ được gọi là bác sĩ. Tuy nhiên, lúc này bác sĩ vẫn chưa được hành nghề mà phải làm tại bệnh viện khoảng 1,5 năm thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Sau đó, hầu như các bác sĩ đều sẽ tiếp tục học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn bằng một trong ba hình thức: Một là học theo hệ thực hành lâm sàng; Hai là học theo hướng nghiên cứu; Ba là học bác sĩ nội trú.

Hệ thực hành lâm sàng

Có thể hiểu hệ thực hành lâm sàng là hệ đào tạo chuyên khoa nâng cao cho các bác sĩ. Để đạt được cấp bậc cao nhất trong hệ đào tạo này, bác sĩ phải học trong khoảng 5 năm. Hệ thực hành lâm sàng có các học vị sau đây:

- Bác sĩ chuyên khoa định hướng: Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, bác sĩ tiếp tục học thêm về chuyên khoa trong vòng 1 năm thì sẽ được gọi là bác sĩ chuyên khoa định hướng.

- Bác sĩ chuyên khoa I: Tiếp tục học thêm 2 năm nữa sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa định hướng thì được gọi là bác sĩ chuyên khoa I.

- Bác sĩ chuyên khoa II: Sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I, hành nghề một thời gian rồi tiếp tục học thêm khoảng 2 năm nữa, kết hợp trình luận văn thì được gọi là bác sĩ chuyên khoa II.
 

Học vị bác sĩ
 

Hệ đào tạo nghiên cứu

Ở hệ đào tạo nghiên cứu, tên gọi của học vị sẽ tương tự như các ngành nghề khác là thạc sĩ, tiến sĩ. Hệ đào tạo này không thiên về thực hành chuyên môn mà theo hướng nghiên cứu khoa học.

- Thạc sĩ: Bác sĩ sau khi tốt nghiệp ra trường, đi làm khoảng 2 năm rồi đăng ký thi cao học và trình luận văn thì được gọi là thạc sĩ.

- Tiến sĩ: Thạc sĩ sau khi tốt nghiệp, đi làm một thời gian rồi tiếp tục dự thi Nghiên cứu sinh, học thêm khoảng 3 năm và kết học trình luận văn thì được gọi là tiến sĩ.

3. Bác sĩ nội trú

Hệ đào tạo bác sĩ nội trú tương đối khắt khe hơn. Mỗi một bác sĩ chỉ được dự thi bác sĩ nội trú một lần trong đời và phải thỏa mãn được các điều kiện: Sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên; Dưới 27 tuổi. Chương trình học bác sĩ nội trú kéo dài khoảng 3 năm. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được cấp đồng thời bằng bác sĩ chuyên khoa I, thạc sĩ và bác sĩ nội trú.

Tóm lại: Trong ngành y, học vị bác sĩ chuyên khoa I sẽ tương đương với thạc sĩ. Học vị bác sĩ chuyên khoa II sẽ tương đương tiến sĩ.

Học hàm trong ngành y

Theo định nghĩa, học hàm là một chức danh do Nhà nước cấp cho những người đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học và có đóng góp tích cực cho ngành. Ở các ngành nghề khác, có hai học hàm là giáo sư và phó giáo sư. Riêng đối với các y bác sĩ, Nhà nước có phong tặng hai danh hiệu cao quý, gồm thầy thuốc ưu tú và thầy thuốc nhân dân.

- Thầy thuốc ưu tú: Danh hiệu dành cho tất cả những người hoạt động trong ngành y như y tá, y sĩ, dược sĩ, bác sĩ,…ở cả lĩnh vực y học hiện đại và y học cổ truyền. Để được phong tặng danh hiệu này, y sĩ phải có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển của Y học Việt Nam. Đồng thời, phải đáp ứng được các tiêu chí khác do Nhà nước quy định. Chẳng hạn như có thâm niên làm việc từ 15 - 25 năm (tùy từng lĩnh vực), có thành tích tốt trong công việc, tuân thủ tốt nội quy của cơ quan, có phẩm chất đạo đức tốt,….
 

Học hàm ngành y
 

- Thầy thuốc nhân dân: Danh hiệu cao quý này chỉ dành riêng cho các y sĩ,  bác sĩ làm việc trong lĩnh vực y học dân tộc. Điều kiện để trao tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân cũng tương tự như danh hiệu thầy thuốc ưu tú ở trên.

Trên đây là các thông tin về học hàm, học vị bác sĩ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và không còn nhầm lẫn về các chức danh học hàm, học vị của những người làm trong ngành y.

Kiến thức khác

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Tìm hiểu cách sử dụng các loại coupon hiện nay để tối ưu chiến lược marketing và nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.  
Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Làm đồ handmade để kinh doanh từ ý tưởng đơn giản đến sản phẩm độc đáo giúp bạn xây dựng thương hiệu và tạo nguồn thu ổn định.
Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Khám phá cách xây dựng chiến lược kinh doanh số và tận dụng lợi thế từ môi trường 4.0 để mở rộng doanh nghiệp và nâng cao doanh thu.
Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Bỏ qua những nỗi đau của khách hàng có thể khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội tăng trưởng và phải đối mặt với tình trạng bị "quay lưng".
Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng xuất sắc có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho doanh nghiệp, từ việc tăng doanh thu cho đến xây dựng lòng trung thành.  
Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh ở Sài Gòn giúp bạn vừa tiếp cận lượng khách hàng đông đảo, vừa dễ mở rộng quy mô nhờ thị trường kinh tế sôi động?