CTR là gì? Làm sao để tăng tỷ lệ CTR hiệu quả?

CTR là một chỉ số mà những nhà tiếp thị rất quan tâm dùng để đo lường hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo và SEO. Chính vì vậy, những nhà marker luôn tìm cách để tăng tỷ lệ CTR. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần phải hiểu về CTR. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn CTR là gì và làm sao để tăng tỷ lệ CTR hiệu quả?
 

CTR là gì? Làm sao để tăng CTR hiệu quả?
 

CTR là gì?

CTR là từ viết tắt của Click Through Rate, hay còn được gọi là tỷ lệ nhấp chuột. Đây là một tỷ lệ được tính bằng số lần nhấp chuột trên số lần hiển thị của một quảng cáo. Thông qua đó, bạn sẽ có thể phần nào đo lường được thành công của một chiến dịch dựa trên tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu bạn chạy một chiến dịch quảng cáo trên thiết bị di động tạo ra 10.000 lượt hiển thị và có 500 lượt nhấp vào thì CTR doanh nghiệp đạt được sẽ là 5%.

Tại sao tỷ lệ nhấp chuột lại quan trọng?

CTR là một chỉ số được dùng để đánh giá về hiệu suất của quảng cáo trên thiết bị. Bằng cách đặt CTR của một chiến dịch và so sánh với bối cảnh của các chiến dịch khác, bạn sẽ có thể đánh giá được hiệu suất mà chiến dịch này đạt được. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thử nghiệm A / B testing để xem xét về khả năng tương tác của quảng cáo.

Bạn cũng có thể sử dụng chỉ số CTR để đánh giá hiệu quả của các kênh quảng cáo khác nhau cho một chiến dịch. Có thể sử dụng biểu ngữ, quảng cáo xen kẽ, video và các loại chiến dịch khác nhau để hiểu hơn về kết quả. Từ đó, xác định được phần lớn thời gian và ngân sách nên đầu tư vào đâu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng CTR để kiểm tra chất lượng người dùng trong chiến dịch. Điều này được thực hiện bằng cách gắn hiệu suất chiến dịch với hành vi. Khi đó bạn sẽ biết được liệu có phải khi CTR cao có nghĩa là giá trị người dùng cũng đang tăng lên hay không. Từ đó, bạn có thể đưa ra những điều chỉnh trong quảng cáo sao cho phù hợp.
 

Chỉ số CTR
 

Cách tính CTR

Cách để tính tỷ lệ nhấp chuột cũng không quá khó, bạn chỉ cần lấy số người dùng nhấp vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị quảng cáo. Cụ thể:

CTR = (số lần nhấp chuột / số lần hiển thị) x 100%

CTR bao nhiêu là thành công?

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng tỷ lệ nhấp chuột là một trong những con số dùng để đo lường hiệu quả của chiến dịch, vậy chỉ số CTR bao nhiêu là tốt? Đây đúng thật sự là một chỉ số dùng để đo lường hiệu suất nhưng để nói về tính cụ thể thì rất khó có thể nói ra được một con số chính xác. Bởi vì trên thực tế, mỗi một ngành nghề, lĩnh vực đều có những đặc trưng riêng. Hay nói theo cách đơn giản thì mỗi chiến dịch đều mang một mục tiêu riêng nên chỉ số CTR cũng sẽ có sự thay đổi. Có những doanh nghiệp thực hiện chiến dịch Google Adwords thì CTR đạt 2% được xem là có kết quả tốt. Còn với những doanh nghiệp chạy quảng cáo Facebook thì CTR là 0,9% cũng đã được xem là thành công. Chính vì vậy, có thể nói rằng không có một con số cụ thể nào để đo lường CTR để xem chiến dịch có thành công hay không.
 

CTR bao nhiêu là tốt nhất?
 

Cách cải thiện chỉ số CTR

1. Cách tăng CTR cho quảng cáo Google

Quảng cáo Google là một trong những chiến dịch được nhiều doanh nghiệp triển khai nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Chỉ số CTR khi đó sẽ là một minh chứng cụ thể về độ thu hút người dùng nhấp vào link. Chính vì vậy, để tăng tỷ lệ CTR cho quảng cáo, bạn có thể thực hiện một số cách sau:

- Sử dụng tiêu đề hấp dẫn, thu hút người đọc và ngắn gọn để đảm bảo hiển thị tốt nhất đến người đọc.

Đa dạng từ khóa để quảng cáo được hiển thị đến người dùng thông qua những keyword tìm kiếm khác nhau nhằm tăng tỷ lệ nhấp chuột.

Đầu tư thời gian và công sức để tạo ra nội dung thật hiệu quả, hữu ích để tạo sự thu hút và được khách hàng nhớ đến.

Tạo ra cảm xúc để sau khi xem xong quảng cáo, khách hàng sẽ có một hành động cụ thể, có thể là quyết định mua hàng được đưa ra nhanh hơn.

Tạo ấn tượng cho bài quảng cáo của mình bằng cách sử dụng con số trong tiêu đề để người đọc phần nào hiểu được nội dung chính của bài viết.

Sử dụng các tiện ích nâng cao như: thêm địa chỉ, đánh giá, lời kêu gọi hành động,... để tăng chỉ số CTR cho trang web của mình.

Đưa ra các gói ưu đãi, chương trình khuyến mãi để tạo ra các tác động lớn trong hành vi của khách hàng, tạo sự hứng thú và mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về quảng cáo.
 

Click Through Rate
 

2. Cách tăng CTR trong SEO

CTR cũng tạo ra tác động lớn trong SEO, vậy nên bạn cũng cần đưa ra các cách cải thiện cụ thể như:

Sử dụng từ khóa đuôi dài để xây dựng phễu bán hàng vững chắc và tăng lưu lượng traffic truy cập vào website một cách tự nhiên.

Tối ưu thẻ meta description để đảm bảo nội dung chứa tối đa từ khóa và xuất hiện đầy đủ trên trang tìm kiếm. Đồng thời, thẻ meta cũng phải thu hút để tăng tỷ lệ nhấp chuột vào trang web.

Sử dụng hình ảnh để bài viết trở nên phong phú và thu hút hơn. Lưu ý rằng hình ảnh cũng cần phải liên quan đến nội dung để làm rõ vấn đề được nhắn đến.

Tối ưu URL để từ khóa được hiển thị tốt nhất.

Viết tiêu đề thu hút để khách hàng cảm thấy ấn tượng và kích thích họ nhấp vào bài viết để xem thêm, có thể sử dụng bài dạng top list.

Tối ưu tiêu đề trên social media để khi chia sẻ từ web lên các trang mạng xã hội, phần tiêu đề sẽ được hiển thị đầy đủ và thu hút nhất.

Sử dụng plugin Yoast để kiểm tra và tối ưu một số yếu tố trong bài như: tiêu đề, thẻ mô tả, từ khóa, từ ngữ, internal link,....

Sử dụng Google Adwords để xem trước cách hoạt động của bài đăng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý.

Kiểm tra CTR của các trang web để có thể đưa ra các đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Tối ưu tốc độ trang web nhằm tăng trải nghiệm người dùng và đồng thời cũng tốt hơn cho SEO.
 

CTR nghĩa là gì?
 

3. Cách tối ưu CTR cho Facebook

CTR cũng là chỉ số quan trọng trong chiến dịch quảng cáo Facebook mà bạn cần tối ưu. Để làm được điều này thì bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

Xác định khách hàng mục tiêu để biết chính xác quảng cáo sẽ nhắm đến ai.

Tạo ra nội dung sáng tạo và thu hút, từ đó kích thích hành động mua hàng của khách hàng.

Sử dụng lời kêu gọi hành động cụ thể để khách hàng biết họ nên làm gì.

Sử dụng hashtag cho các chiến dịch liên quan để quảng cáo được tiếp cận đến khách hàng tốt hơn.

Lựa chọn thời gian đăng bài phù hợp.

Chạy thử quảng cáo để có sự đo lường trước về hiệu quả chiến dịch và có những điều chỉnh sao cho phù hợp, mang đến kết quả tốt.
 

CTR Facebook nghĩa là gì?
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Kiến Thức 24h để bạn có thể hiểu hơn CTR là gì cũng như các cách để tăng hiệu quả chỉ số này trên Google Adwords, SEO và quảng cáo Facebook. Đây là một chỉ số quan trọng để doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ thành công của chiến dịch. Từ đó, có những thay đổi và điều chỉnh tốt hơn cho những chiến dịch trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện.

Kiến thức khác

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Local brand là gì? Mở local brand cần chuẩn bị những gì?

Khác với thương hiệu quốc tế, local brand thường có quy mô sản xuất nhỏ nhưng linh hoạt, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop là gì? 5 loại hình và cách tổ chức workshop thành công

Workshop không chỉ là một sự kiện học thuật hay đào tạo đơn thuần mà còn là nơi mọi người trao đổi, thực hành và kết nối với nhau.
Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Top 6 kỹ năng bán hàng online biến tay mơ thành cao thủ

Nghệ thuật bán hàng online không chỉ là giới thiệu sản phẩm mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và xây dựng lòng trung thành.
Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là gì? Cách tăng trưởng thị phần chuẩn nhất

Thị phần là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu/tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp trong một ngành hoặc thị trường cụ thể.
 Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bán gì không đụng hàng? Gợi ý ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bạn muốn kinh doanh nhưng chưa biết bán gì không đụng hàng? Hãy khám phá các ý tưởng kinh doanh độc đáo với tiềm năng cao.
C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

C2C là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Mô hình C2C là hình thức kinh doanh mà các cá nhân giao dịch trực tiếp thông qua nền tảng trung gian, thường là trên môi trường trực tuyến.