Trước đây, dân số thế giới có một khoảng thời gian dài bị suy giảm nghiêm trọng do dịch bệnh, chiến tranh. Tuy nhiên kể từ những năm 1400, dân số đã dần có những tín hiệu gia tăng. Trong đó, tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất (hơn 1,8%) là vào những năm 1950. Hiện tại, tổng số dân trên toàn cầu đã vượt mức 7,7 tỷ người. Vậy những quốc gia nào thuộc top đông dân nhất thế giới? Hãy cùng tham khảo bảng xếp hạng các quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay mà đội ngũ Kiến Thức 24h chia sẻ trong bài viết này.
Mục lục bài viết
Trung Quốc
Từ sau Công nguyên, khu vực Trung Quốc ngày nay đã là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất trên thế giới. Nguyên nhân là do đời sống, sản xuất và văn hóa của người dân lưu vực sông Hoàng Hà phát triển mạnh mẽ, kết hợp với việc nhà nước phong kiến Trung Quốc hình thành từ rất sớm. Tổng dân số hiện tại của quốc gia này đạt trên 1,43 tỷ người.
Ấn Độ
Là một quốc gia đang đối mặt với bùng nổ dân số nhưng đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Ấn Độ vẫn chưa có các biện pháp kế hoạch hóa hiệu quả. Với tỷ lệ sinh đạt 1,02% (so với Trung Quốc là 0,43%), ước tính đến năm 2027, quốc gia này sẽ vượt lên trở thành đất nước đông dân nhất thế giới.
Mỹ
Tuy là một quốc gia cộng hòa liên bang to lớn nhưng dân số Mỹ chỉ đạt mức xấp xỉ 330 triệu người - Một con số rất nhỏ so với Trung Quốc và Ấn Độ. Tỷ lệ gia tăng dân số của Mỹ hiện là 0,6%.
Indonesia
Indonesia là quốc gia đông dân thứ 3 châu Á và thứ 4 trên thế giới với khoảng 270 triệu dân. Bên cạnh bài toán về dân số thì thất nghiệp cũng đang là một vấn đề khiến Chính phủ nước này phải đau đầu.
Pakistan
Dân số Pakistan hiện đạt mức xấp xỉ 217 triệu người và tỷ lệ sinh 2,04%. Một lý do khiến đất nước này phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ dân số là sự chấp nhận đa thê. Ở Pakistan, một người đàn ông có thể lấy nhiều vợ và thậm chí có đến hàng chục đứa con.
Brazil
Quốc gia lớn nhất Nam Mỹ hiện có 211 triệu người và tỷ lệ đang trong độ tuổi lao động chiếm rất cao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 10 năm tới, Brazil phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt lao động cũng như gia tăng phúc lợi cho người già.
Nigeria
Dân số Nigeria hiện tại đạt trên 200 triệu người. Mặc dù là một quốc gia có dân số đông đúc nhưng Nigeria vẫn còn khá nghèo. Đất nước Tây Phi này phát triển kinh tế chủ yếu chỉ nhờ vào dầu mỏ.
Bangladesh
Tuy dân số của Bangladesh chỉ hơn 163 triệu nhưng mật độ dân số quá dày đặc (1.295 người/km2) đã gây ra không ít khó khăn cho cuộc sống của người dân ở quốc gia này.
Nga
Là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất thế giới nhưng về dân số, nước Nga chỉ xếp hạng thứ 9 với gần 164 triệu người. Nga là một đất nước rất phát triển, đặc biệt là trong mảng khoa học, vũ trụ và chế tạo vũ khí.
Mexico
Mexico được đánh giá là quốc gia có vai trò cực kỳ quan trọng trong khu vực Mỹ la tinh. Song, quốc gia này vẫn phải đối mặt với nghèo đói, bất bình đẳng về thu nhập và gia tăng dân số tự nhiên cao khiến cuộc sống của người dân không được đảm bảo.
Trên đây là top 10 quốc gia đông dân nhất thế giới mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình hình dân số thế giới hiện nay.