Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và áp lực gia tăng dân số thì môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe của con người cũng như sự tồn tại của các loài sinh vật. Được xem như tài sản chung của toàn nhân loại nên bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng một tổ chức, cơ quan nào mà là nghĩa vụ của toàn xã hội. Vậy trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường sống là gì?
Mục lục bài viết
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước
Nhà nước là tổ chức có quyền lực cao nhất và đảm nhận nhiệm vụ giám sát, xử lý các hành vi của cá nhân, tổ chức khác. Do đó, để góp phần bảo vệ môi trường sống thì trách nhiệm của Nhà nước là không hề nhỏ. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường, tăng cường các mức xử phạt sao cho đủ sức răn đe, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá vấn đề xử lý chất thải của các doanh nghiệp, khu công nghiệp cũng cần được tăng cường và phải đảm bảo tính công bằng, xử lý triệt để vi phạm.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân
Nguyên nhân lớn nhất khiến môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm chính là rác, chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt và sinh hoạt. Hoạt động sản xuất thải ra khí độc, nước nhiễm hóa chất; Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thải ra phân, hóa chất bảo vệ thực vật dư thừa; Hoạt động sinh hoạt thải ra thức ăn thừa và vô số rác thải khó phân hủy. Thế nên, mỗi người cần phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống chung, không quy chụp trách nhiệm cho riêng cơ quan hay tổ chức nào. Mỗi công dân có thể góp phần bảo vệ môi trường sống thông qua các hành vi:
- Tiết kiệm điện, nước dù là ở nhà hay cơ quan, trường học. Thay vì sử dụng điện, chúng ta có thể thay thế bằng năng lượng Mặt Trời hay năng lượng gió.
- Không xả rác bừa bãi, nhất là cống rãnh, sông, hồ và phân loại rác sinh hoạt trước khi khi vứt để giúp quá trình xử lý rác được nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao hơn.
- Tích cực trồng cây xanh, không chặt phá rừng để góp phần chống xói mòn đất, ngăn ngừa và giảm bớt thiệt hại do thiên tai.
- Ngoài ra, chúng ta còn có thể bảo vệ môi trường bằng rất nhiều cách như: Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; Hạn chế sử dụng túi nilon; Tiết kiệm giấy;….
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của xã hội
Bên cạnh ý thức bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân thì trách nhiệm của toàn xã hội, các tầng lớp, tổ chức, chi hội, đoàn thể cũng vô cùng to lớn. Cụ thể như:
- Đối với các doanh nghiệp: Đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước, không xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường.
- Đối với học sinh, sinh viên: Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, dọn dẹp vệ sinh đường phố, trường học,….
- Đối với các chi hội, đoàn thể: Các Chi Hội nông dân, Hội phụ nữ,…cần phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, thực hiện công tác bảo vệ môi trường; Khen thưởng các cá nhân, gia đình, tổ chức có thành tích và đóng góp xuất sắc cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương;….
Hi vọng thông qua những chia sẻ của Kiến Thức 24h các bạn đã biết được trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường sống là gì. Từ đó, tuyên truyền, góp phần nâng cao ý thức của mọi người và thay đổi những thói quen không tốt, có hại đối với môi trường của bản thân mình trước đây.