Sườn xám từ lâu đã được xem là biểu tượng cho người phụ nữ phương Đông nói chung và người phụ nữ Trung Quốc nói riêng. Tuy nhiên sườn xám ra đời từ năm nào và có ý nghĩa gì thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn yêu thích văn hóa Trung Hoa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sườn xám.
Mục lục bài viết
Lịch sử ra đời của sườn xám
Quay ngược thời gian về những năm 1644 khi người Mãn nắm quyền cai trị Trung Hoa. Dân tộc Mãn lúc bấy giờ được gọi là “người Kì” và trang phục đặc trưng của họ được gọi là “Kì bào” - trang phục thường thấy trong các phim truyền hình cổ trang Trung Quốc thời nhà Thanh. Đó được xem là khởi nguồn của trang phục sườn xám hiện đại.
Đầu thế kỷ 20, văn hóa Tây phương bắt đầu du nhập vào Châu Á, sườn xám bắt đầu có những bước cách tân theo văn hóa phương Tây. Ôm sát hơn xưa, có tay hoặc không, dùng khổ vải đơn để may.
Sang những năm 20, Thượng Hải mở cửa, giao thương nước ngoài bắt đầu phát triển. Lúc này sườn xám trở nên thịnh hành ở Thượng Hải nên có người gọi sườn xám là “áo dài Thượng Hải”. Sau đó lan rộng sang Tô Châu, Dương Châu,…Thượng Hải được xem là nơi khởi đầu cách tân sườn xám mạnh mẽ nhất.
Khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc lên nắm quyền, nhiều người di cư sang Hồng Kông và Đài Loan mang theo những chiếc sườn xám và sườn xám lại tiếp tục thịnh hành tại đây. Càng ngày sườn xám càng được cách tân táo bạo hơn để phù hợp với thời đại: tà ngắn hơn, đường may ôm sát cơ thể, xẻ tà cao hơn, nhưng vẫn giữ phần nút áo với nhiều vòng xoáy liên hoàn - một nét đặc trưng riêng của Trung Quốc.
Những năm 70 cho đến cuối thế kỷ 20, sườn xám được các ngôi sao màn bạc đặc biệt yêu thích. Chính những bộ trang phục này đã góp phần tôn thêm nét đẹp hoàn mỹ của những mỹ nhân Trung Hoa.
Ý nghĩa của sườn xám
Sườn xám là sự kết hợp độc đáo và có chọn lọc của văn hóa Đông - Tây. Mang ý nghĩa tự giải phóng bản thân của người phụ nữ Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhờ vào thiết kế đặc trưng riêng đòi hỏi người mặc sườn xám phải có một cơ thể thanh mảnh, vòng eo thon, đôi chân dài mới có thể thể hiện hết được vẻ đẹp vốn có của chiếc áo này. Vì thế, sườn xám còn được xem là biểu tượng cho sắc đẹp phương Đông vô cùng quyến rũ nhưng lại tinh tế. Ngày này sườn xám được mặc vào những dịp lễ, Tết, những ngày đặc biệt như lễ cưới, tiệc,… và thường xuyên xuất hiện trên các sàn diễn trong nước cũng như quốc tế.
Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn đã hiểu rõ hơn sườn xám ra đời năm nào và ý nghĩa của nó đối với nền văn hóa Trung Hoa. Nếu có nhu cầu mặc sườn xám để biểu diễn, chụp ảnh,… các bạn có thể liên hệ với các cửa hàng cho thuê trang phục uy tín để được tư vấn thêm.