Quy trình xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hai hoặc nhiều bên, có thể xảy ra giữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức với nhau. Các trường hợp tranh chấp thường được khuyến khích giải quyết hòa giải. Tuy nhiên nếu không thành có thể dẫn đến thưa kiện. Lúc này, quy trình xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai sẽ phải tuân theo quy định của Nhà nước.
 

Quy trình xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai
 

Thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đai

Điều 203, Luật đất đai năm 2013 quy định: Khi xảy ra tranh chấp đất đai, nếu các bên không thể tự hòa giải thì có thể nhờ vào can thiệp hòa giải của Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất đang tranh chấp. Ủy ban nhân dân sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để tiến hành tổ chức hòa giải trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nếu việc hòa giải không thành thì sẽ được giải quyết như sau:

► Trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
 

Quy trình xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai
 

► Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì lựa chọn một trong các hình thức:

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng dân sự.

- Nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì được quyền khiếu nại với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hành chính.

- Nếu tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì được quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hành chính.

Quy trình xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai

Xử lý tranh chấp đất đai sẽ được tiến hành theo hai bước. Một là tiến hành hòa giải. Hai là giải quyết theo Luật tố tụng dân sự hoặc Luật tố tụng hành chính. Quy trình xử lý tranh chấp đất đai được tiến hành như sau:

 Hòa giải tranh chấp đất đai:

- Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Ủy ban nhân dân phường, xã sẽ tiến hành điều tra, tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp, thu thập các giấy tờ liên quan.

- Thành lập Hội đồng hòa giải, thành viên Hội đồng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

- Tổ chức cuộc họp hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu vắng một bên nào thì xem như hòa giải không thành công.

- Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản, có đầy đủ các nội dung được quy định (thời gian, địa điểm, ý kiến của Hội đồng hòa giải,…) và chữ ký của Chủ tịch hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp có mặt và con dấu của Ủy ban. Văn bản được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân.

- Kết quả hòa giải có thể được thay đổi trong vòng 10 ngày kể từ ngày lập biên bản kết quả hòa giải. Nếu các bên có thay đổi ý kiến, Hội đồng sẽ họp lại và lập kết quả hòa giải thành hoặc không thành.

- Nếu hòa giải thành mà có thay đổi về hiện trạng hoặc chủ sử dụng đất thì Ủy ban sẽ gửi văn bản cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo Khoản 5 Điều 202 Luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì Ủy ban sẽ hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.
 

Quy trình xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai
 

► Giải quyết tranh chấp theo trình tự tố tụng dân sự: Cá nhân, tổ chức có quyền tự mình hoặc nhờ người đại diện hợp pháp khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

- Bên khởi kiện gửi đơn kiện và tài liệu đến Tòa án, thực hiện tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án.

- Khi Tòa án thụ lý sẽ tiến hành hòa giải theo trình tự bắt buộc.

- Nếu hòa giải thành thì Tòa sẽ lập biên bản hòa giải thành. Sau 07 mà các bên không có thay đổi thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử. Đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý thì các bên có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

► Giải quyết tranh chấp theo trình tự tố tụng hành chính: Trường hợp này áp dụng với các đương sự không có giấy tờ chứng minh theo yêu cầu của Luật đất đai.

- Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì được quyền khiếu nại với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

- Tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì được quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

- Ngoài ra, Luật đất đai cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với phương án hòa giải lần đầu thì có thể khởi kiện tại Tòa án theo Luật tố tụng hành chính.

Hi vọng rằng bài viết trên đây của đội ngũ biên tập viên Khiến Thức 24h đã giúp các biết được cơ quan nào có thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đai và quy trình xử lý tranh chấp đất đai theo Pháp luật của Nhà nước ta diễn ra như thế nào?

Kiến thức khác

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, giá rẻ

Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.  
Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Bỏ túi 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ của dân buôn

Tìm được nguồn hàng sỉ chất lượng, dễ bán là một yếu tố quyết định, ảnh hưởng đáng kể đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.  
Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Sự dịch chuyển của marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng tất yếu của thời đại và doanh nghiệp của bạn cần phải đồng hành với sự thay đổi này nếu muốn tồn tại.   
SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

SME là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và startup

Dù thường xuyên bị nhầm lẫn với mô hình Startup nhưng SME và Startup là hai thực thể hoàn toàn khác nhau với nhiều điểm riêng biệt.
Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và cách xác định

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. 
Thủ thuật bán hàng là gì? Bỏ túi 12 thủ thuật bán hàng đỉnh cao

Thủ thuật bán hàng là gì? Bỏ túi 12 thủ thuật bán hàng đỉnh cao

Việc hiểu và áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao sẽ là yếu tố quyết định giúp bạn đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh.