Có mấy trọng tài bóng chuyền trên sân trong một trận đấu?

Bóng chuyền là một trong những bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích và luôn góp mặt trong danh sách môn thi đấu của các đại hội thể thao lớn. Cũng giống như những môn thể thao khác, một trận bóng chuyền diễn ra cần có trọng tài để phân định thắng thua một cách công bằng nhất. Vậy có mấy trọng tài bóng chuyền trong một trận thi đấu? Vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ của mỗi một trọng tài cụ thể là gì?
 

Có mấy trọng tài bóng chuyền trên sân trong một trận đấu?
 

Có bao nhiêu trọng tài trong 1 trận bóng chuyền?

Trong một trận thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp, trên sân sẽ có một tổ trọng tài bao gồm 4 người: một trọng tài thứ nhất, một trọng tài thứ hai và hai trọng tài biên. Vị trí của các trọng tài sẽ được cố định như sau:

Trọng tài thứ nhất: Thường đứng hoặc ngồi ở ghế được bố trí, cách cột lưới khoảng 1 mét và tầm nhìn cao trên lưới 40 - 50 cm.

► Trọng tài thứ hai: Thường đúng đối diện bên kia cột lưới với trọng tài thứ nhất. Hỗ trợ và thay thế cho trọng tài thứ nhất khi họ không thể tiếp tục công việc.

► Trọng tài biên: Thường đứng ở vị trí góc sân và cách sân 2 mét. Trọng tài biên có hai người, một người bắt biên dọc và một người bắt biên ngang. Trọng tài biên là những người nắm rõ nhất về luật bóng chuyền.

Đặc biệt với những trận đấu mang tầm cỡ quốc gia, tổ trọng tài sẽ có thêm hai thư ký để ghi lại quá trình diễn ra trận đấu.

Quyền hạn và nhiệm vụ của các trọng tài trong thi đấu bóng chuyền

1. Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài thứ nhất:

Trọng tài thứ nhất là người có quyền hạn cao nhất trên sân thi đấu. Mọi quyết định họ đưa ra đều là tuyệt đối và không cho phép ai tranh luận về quyết định của mình. Trên sân, trọng tài thứ nhất có quyền quyết định:

► Các lỗi của người phát bóng, lỗi chạm bóng, lỗi trên lưới và dưới lưới, lỗi tấn công,….Mọi quyết định của trọng tài thứ nhất đưa ra đều là tuyệt đối.

► Quyết định bất cứ việc gì liên quan đến trận đấu kể cả những điều không có trong luật định như: thái độ của các cầu thủ, cố ý trì hoãn thời gian trận đấu,…

► Có thể xóa bỏ quyết định của các trọng tài khác nếu thấy sai lầm và có thể thay thế vị trí của những trọng tài trên sân nếu nhận thấy họ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 

Trọng tài thứ nhất trên sân đấu bóng chuyền
 

Bên cạnh những quyền hạn, trọng tài thứ nhất cũng đảm bảo phải thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao như sau: Kiểm tra sân, bóng và các thiết bị trên sân; theo dõi quá trình khởi động của các cầu thủ và cho hai đội bốc thăm; điều khiển trận đấu tốt, bắt lỗi chính xác, đưa ra hiệu lệnh kịp thời và rõ ràng; Khi trận đấu hòa và thi đấu lại, trọng tài thứ nhất có nhiệm vụ mời hai đội trưởng bốc thăm, tuyên bố nghỉ 5 phút và báo kết quả cho trọng tài thứ hai cũng như thư ký; Kết thúc trận đấu, trọng tài thứ nhất phải ký vào biên bản thi đấu.

2. Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài thứ hai

Sau trọng tài thứ nhất, trọng tài thứ hai là người có quyền quyết định các lỗi xâm nhập sân đối phương và phần không gian dưới lưới, lỗi của vị trí đỡ bóng, lỗi chạm phần dưới lưới hoặc cột ăngten bên phía sân trọng tài đứng, lỗi bóng chạm vật ngoài sân, bóng chạm sân và có thể thay thế cho trọng tài thứ nhất khi họ không thể tiếp tục công việc của mình. Bên cạnh đó, trọng tài thứ nhất còn có quyền:

► Được ra hiệu về những lỗi ngoài phạm vi quyền hạn của mình nhưng không được cố tình khẳng định kết luận thay trọng tài thứ nhất.

► Tạm ngừng trận đấu để kiểm tra thời gian và từ chối những yêu cầu không hợp lệ.

► Cho phép thay người ngoại lệ hoặc cho 3 phút hồi phục nếu vận động viên bị thương.
 

Trọng tài thứ hai trên sân thi đấu bóng chuyền
 

Cùng với những quyền hạn, trọng tài thứ hai cũng cần hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình. Trọng tài thứ hai có nhiệm vụ như sau: theo dõi, giám sát tư cách và kiểm tra các vận động viên của hai đội ở khu vực ngoài sân; Lấy phiếu báo vị trí hiệp tiếp theo từ huấn luyện viên sau khi các hiệp đấu kết thúc; Chú ý theo dõi việc xin hội ý cũng như thay người của các huấn luyện viên; Kiểm tra công việc của thư ký; Kiểm tra các điều kiện của mặt sân, bóng,…trong quá trình thi đấu. Kết thúc trận đấu, trọng tài thứ hai cũng sẽ ký vào biên bản thi đấu.

3. Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài biên:

Trọng tài biên là những người hiểu rõ nhất về luật bóng chuyền. Quyền hạn của trọng tài biên là bắt lỗi và xử lý những trường hợp mâu thuẫn của vận động viên. Bên cạnh đó, người đảm nhận vai trò này còn có nhiệm vụ: Ra hiệu mỗi khi phát hiện lỗi của vận động viên đồng thời theo dõi các tình huống: bóng trong sân, ngoài sân; bóng chạm tay ra ngoài; lỗi phát bóng; bóng ngoài ăngten vào sân; bóng chạm ăngten; bóng chạm vật cản và dùng hiệu cờ chỉ rõ lỗi.
 

Trọng tài biên trên sân thi đấu bóng chuyền
 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thắc mắc có mấy trọng tài bóng chuyền trên sân trong một trận thi đấu chính thức mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về môn bóng chuyền - môn thể thao được rất nhiều người yêu thích hiện nay.

Kiến thức khác

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Coupon là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với mã coupon

Tìm hiểu cách sử dụng các loại coupon hiện nay để tối ưu chiến lược marketing và nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.  
Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Các ý tưởng làm đồ handmade sáng tạo và dễ thực hiện tại nhà

Làm đồ handmade để kinh doanh từ ý tưởng đơn giản đến sản phẩm độc đáo giúp bạn xây dựng thương hiệu và tạo nguồn thu ổn định.
Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Kinh doanh số là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh số

Khám phá cách xây dựng chiến lược kinh doanh số và tận dụng lợi thế từ môi trường 4.0 để mở rộng doanh nghiệp và nâng cao doanh thu.
Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Pain point là gì? Cách giải mã customer pain points

Bỏ qua những nỗi đau của khách hàng có thể khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội tăng trưởng và phải đối mặt với tình trạng bị "quay lưng".
Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là gì? Các cấp độ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng xuất sắc có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho doanh nghiệp, từ việc tăng doanh thu cho đến xây dựng lòng trung thành.  
Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh gì ở Sài Gòn để thành công và mang về lợi nhuận?

Kinh doanh ở Sài Gòn giúp bạn vừa tiếp cận lượng khách hàng đông đảo, vừa dễ mở rộng quy mô nhờ thị trường kinh tế sôi động?